-
Nội dung số “bẩn” hết cửa sống -
Sức hấp dẫn từ làn sóng phát triển AI Agents với doanh nghiệp -
“Làm sạch” ngành game Việt -
“Ông lớn” bán dẫn Đức hợp tác phát triển ngành vi mạch, bán dẫn ở Việt Nam -
Cảnh giác lừa đảo tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo -
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024
Thực hiện chỉ thị 52 của Bộ trưởng Bộ TTTT về việc tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp, ngày 10/06, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng phát triển mạng lưới với Tập đoàn Viettel và Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu (Gtel).
Theo đó, VNPT và các doanh nghiệp thống nhất ưu tiên tối đa việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng trạm BTS/NodeB. Cụ thể, đối với cơ sở hạ tầng phát triển mới năm 2020 của VNPT và Viettel có vị trí phù hợp, hai bên thống nhất phân chia số lượng cơ sở hạ tầng theo tỷ lệ 50/50 theo từng khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) và theo từng tỉnh thuộc các khu vực đó.
Ngày 10/6/2020, VNPT, MobiFone, Gtel và Viettel đã ký kết thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng các trạm thu phát sóng (BTS) |
Đối với việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng hiện có của mỗi doanh nghiệp, nếu các vị trí cơ sở hạ tầng hiện có của doanh nghiệp này phù hợp với vị trí quy hoạch, yêu cầu về chất lượng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp kia, hai bên thống nhất chia sẻ cơ sở hạ tầng hiện hữu để sử dụng chung.
Với các cơ sở hạ tầng có vị trí phù hợp để dùng chung nhưng không đảm bảo yêu cầu về chất lượng để chia sẻ, hai doanh nghiệp thống nhất bằng văn bản, đề nghị Cục Viễn thông thông báo tới các Sở Thông tin và truyền thông các Tỉnh/Thành phố phê duyệt triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển mạng lưới của mỗi doanh nghiệp.
Các vị trí không thuộc danh sách chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa VNPT và Viettel hoặc các doanh nghiệp viễn thông khác, các bên sẽ đề nghị Cục Viễn thông thông báo tới các Sở Thông tin truyền thông tại các Tỉnh/Thành phố phê duyệt, cấp phép cho các doanh nghiệp để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển mạng lưới của mỗi doanh nghiệp.
Với thỏa thuận hợp tác này, năm 2020, VNPT và Viettel sẽ sử dụng chung hàng trăm vị trí trạm phát sóng của nhau, qua đó tối ưu hóa chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hai bên.
Trong khi đó, với Gtel, trong giai đoạn 2020-2021, Tập đoàn VNPT dự kiến sẽ sử dụng 253 nhà trạm của nhà mạng này để phục vụ việc phát sóng mới, và Gtel cũng cam kết sẽ ưu tiên sử dụng cơ sở nhà trạm của VNPT khi có nhu cầu đối với các vị trí phù hợp.
Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT phát biểu tại Lễ ký kết |
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, việc ký kết dùng chung cơ sở hạ tầng là sự quyết tâm của nhà mạng và Bộ TT&TT. Thông qua hợp tác này, VNPT mong muốn các nhà mạng triển khai tới các đơn vị ở địa phương và phải có nhiều giải pháp để có khả năng chia sẻ cao nhất.
Việc các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, dùng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông không chỉ làm tăng hiệu quả đầu tư, hiệu quả phát triển và xây dựng hạ tầng của chính doanh nghiệp mà còn góp phần làm giảm những tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường, an toàn của người dân sinh sống trong khu vực đó.
Theo Cục trưởng Viễn thông – Bộ TT&TT Lê Văn Tuấn, việc các doanh nghiệp viễn thông ký kết hợp tác với nhau sẽ sử dụng khoảng 1.200 trạm BTS, góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị.
“Trong tháng 6/2020 này sẽ có mẫu trạm BTS dùng chung, sau đó Cục sẽ khuyến cáo các doanh nghiệp xây dựng theo mẫu này. Tiếp theo, Cục Viễn thông sẽ thúc đẩy các nhà mạng dùng chung cáp trong tòa nhà”, ông Tuấn nói.
Trước đó, vào tháng 5/2020, VNPT và Mobifone cũng đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực này. Như vậy, đến nay VNPT đã ký thỏa thuận với 4 doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để VNPT và các nhà mạng viễn thông Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động trong các năm tiếp theo.
-
Nhiều điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành một trung tâm phát triển tài sản số -
Sức hấp dẫn từ làn sóng phát triển AI Agents với doanh nghiệp -
“Làm sạch” ngành game Việt -
Những nâng cấp đáng chú ý có trên iPhone 17 Pro -
Thiếu hụt 789.000 nhân lực, doanh nghiệp Nhật Bản muốn tuyển mộ kỹ sư Việt Nam -
Huawei Mate 70: Bước lùi sau thành công rực rỡ của Mate 60? -
Giải bài toán thiếu nhân lực trí tuệ nhân tạo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/12 -
2 TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồng -
3 Hé lộ nhà thầu thi công siêu cầu dây văng Đại Ngãi 1 trị giá 3.900 tỷ đồng -
4 Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
5 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút”
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô