Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 20 tháng 11 năm 2024,
Vốn cho đường sắt tốc độ cao: Chỉ vay khi không có ràng buộc
Nguyễn Lê - 20/11/2024 17:36
 
Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị hết sức thận trọng vay vốn ODA, nên tăng cường huy động vốn trong nước cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
.
Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thắng báo cáo giải trình.

Đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về thu xếp vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam,  Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định chỉ vay ODA khi lãi suất thấp và không ràng buộc, còn nếu có ràng buộc thì sẽ ưu tiên vay trong nước.

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Dự án).

Đều tán thành sự cần thiết đầu tư Dự án, song đại biểu còn nhiều băn khoăn về khả năng thu xếp vốn cho đại dự án lên tới khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD), cao nhất từ trước đến nay. Trong khi có nhiều dự án lớn khác cũng cần được thu xếp từ vốn đầu tư công.

Một số ý kiến đề nghị hết sức thận trọng vay vốn ODA, nên tăng cường huy động vốn trong nước cho dự án này.

Báo cáo giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết dự kiến chỉ vay tối đa 30%, hiện chưa quyết định vay trong nước hay vay ODA. Nếu vay ODA mà lãi suất thấp và không ràng buộc thì vay rất tốt, còn nếu có ràng buộc thì sẽ ưu tiên vay trong nước. Nguồn nào tốt, không ràng buộc thì sẽ vay, ông Thắng cho hay.

Bộ trưởng nêu rõ, dự án được nghiên cứu rất dài, 18 năm, hồ sơ được Chính phủ chỉ đạo rà soát,  tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo về tiềm lực cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai đầu tư.

Về sự phù hợp chiến lược quy hoạch, kế hoạch, ông Thắng nói, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã cho thấy sự phù hợp chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam, các quy hoạch vùng… Riêng quy hoạch thủ đô Hà Nội và TP.HCM chưa được phê duyệt, nhưng phương án hướng tuyến, vị trí ga đều đã được thống nhất tích hợp vào dự thảo quy hoạch. Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trưởng xem xét điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong đó cập nhật dư kiến nhu cầu sử dụng đất cho dự án hơn 10.827 ha. Quy hoạch các địa phương cũng cập nhật hướng tuyên, công tình trên tuyến, nhu cầu quỹ đất.

Theo quy hoạch, đường sắt tốc độ cao có điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại Thủ Thiêm (TP.HCM).  Một số ý kiến đại biều đề nghị đầu tư từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau, chí ít cũng phải đến Cần Thơ.

Bộ trưởng cho biết, đoạn tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và TP.HCM -  Cần Thơ có 2 dự án riêng đang triển khai quyết liệt, nhất là dự án Hà  Nội - Lạng Sơn hiện nay dự kiến vay vốn Trung Quốc đề làm và đang nghiên cứu quy hoạch. Dự án TPHCM - Cần Thơ là đường sắt đủ tiêu chuẩn, công năng hỗn hợp chở cả người và hàng hóa, tốc độ thiết kế chở khách với 160 - 200 km/h, chở hàng hóa 120 km/h. Riêng 2 đoạn tuyến này nhu cầu hàng hóa rất cao nên phải kết hợp chở hàng hóa và con người. Dự án TPHCM - Cần Thơ đã nghiên cứu báo cáo tiền khả thi, hiện dang thu xếp nguồn vốn.

Hồi âm sự quan tâm về công năng của đường sắt tốc độ cao, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói đường sắt Bắc - Nam tập trung ưu tiên vận tải hành khách, phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và có thể vận tải hàng hóa sau năm 2050 nếu thấy có nhu cầu tăng cao.

Về hướng tuyến nhà ga, ông Thắng cho hay hiện đã lựa chọn phương án ngắn nhất có thể, các ga bố trí tương đối phù hợp.

Giải pháp thiết kế công trình, theo Bộ trưởng, phần cầu và hầm chiếm 70%. Thực ra 30% còn lại là những đoạn không thể xây cầu. Còn nguyên tắc đường cao tốc 100% trên cao, đến ga mới xuống để đi vào ga. Đỉnh của ray là rất cao, từ 10-12m, bằng trên nóc nhà 2 tầng nên không tác động nhiều bởi thoát lũ hay ngập úng, như lo ngại của đại biểu.

Về công nghệ, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng là đảm bảo hiện đại, phù hợp với xu thế của thế giới, chưa quy định ngay tiêu chuẩn để tránh áp đặt công nghệ cho các bước tiếp theo.

Hình thức đầu tư công, Bộ trưởng khẳng định là phù hợp. Qua nghiên cứu kinh nghiệm 27 dự án đầu tư theo phương thức PPP là không khả thi, nhiều nước phải quốc hữu hóa hay nâng mức hỗ trợ của nhà nước lên rất cao.

Ông Thắng cũng khẳng định Dự án mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế - xã hội. Riêng hiệu quả  tài tài chính, 4 năm đầu vẫn phải bù đắp chi phí vận hành, bảo trì, nhà  nước hỗ trợ một phần, số năm hoàn vối tối đa là hơn 33 năm.

Trong tổ chức thực hiện, theo Bộ trưởng, có 2 khâu buộc phải thuê nước ngoài là tư vấn quản ly dự án và tư vấn giám sát, quyết định dự án có đúng tiến độ và đội vốn hay không, thì đây là vấn đề cốt tử phải quan tâm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết sẽ tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của đại biểu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua vào cuối Kỳ họp thứ tám này. 

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Quyết định thế nào để tránh điều chỉnh nhiều lần?
Chiều nay (20/11), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư