
-
Thủ tướng phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
-
Hậu Giang chấp thuận đầu tư Khu văn hóa, thể thao, giải trí vốn trên 1.170 tỷ đồng
-
FDI vào Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
-
Khánh thành tuyến đường gần 1.000 tỷ đồng, “kích cầu” kinh tế Khu kinh tế Vân Phong
-
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vận hành thương mại vào cuối quý II/2023 -
Hải Dương phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư công
![]() |
Khôi phục sản xuất, vốn FDI quay trở lại
Những ngày này, hoạt động sản xuất bên trong các KCN, khu chế xuất và tại các nhà máy sản xuất ở TP.HCM thực sự trở lại, khi nhiều doanh nghiệp có lượng công nhân trở lại làm việc gần như trước đây, lượng đơn hàng cũng dồi dào.
Điều khiến doanh nghiệp yên tâm nhất là việc phòng chống dịch đã được trao cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong chống dịch. Dẫn chứng trường hợp của Công ty Freetrend (Khu chế xuất Linh Trung), ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khu chế xuất, KCN TP.HCM cho biết, doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển trạng thái để thích ứng với dịch bệnh.
Theo ông Bé, nếu vào tháng 7/2021, khi phát hiện vài chục công nhân bị nhiễm Covid-19, hơn 30.000 công nhân của Công ty phải nghỉ việc và nhà máy đóng cửa, thì nay, khi Freetrend hoạt động trở lại, việc khám sàng lọc đã phát hiện 20 trường hợp F0 và đưa đi điều trị, song nhà máy vẫn hoạt động bình thường.
Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho hay, đã có trên 96% trên tổng số 1.412 doanh nghiệp trong các KCN, khu chế xuất tại TP.HCM tái hoạt động, với số lao động trở lại nhà xưởng đạt trên 80% so với trước dịch.
Ông Hưng cho biết thêm, sự ổn định trong điều hành kinh tế hơn một tháng qua đã tạo tín hiệu tích cực cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quay trở lại TP.HCM. Thống kê mới nhất của Hepza cho thấy, tổng vốn đầu tư FDI thu hút, kể cả cấp mới và điều chỉnh, đạt 437 triệu USD, bằng 80% kế hoạch (550 triệu USD).
Ngoài ra, sau thời gian giãn cách xã hội, một số nhà đầu tư nước ngoài đã làm việc với Hepza, đặt vấn đề thuê đất, đầu tư xây dựng nhà máy mới với quy mô vốn tương đối lớn, ngành nghề có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.
“Một số nhà đầu tư nước ngoài như chủ đầu tư Dự án Pin Platinum đã làm việc với Hepza để tìm hiểu quy trình đầu tư, đặt vấn đề thuê đất, đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới với quy mô vốn trên 200 triệu USD, dự kiến thuê khoảng 15 ha đất tại KCN Tân Phú Trung”, ông Hưng thông tin.
Xây dựng quy trình xử lý để đảm bảo an toàn phòng dịch
Mấy tuần qua, số ca F0 tại TP.HCM tăng lên. Cao điểm từ ngày 7 đến 13/11, số ca mắc mới trên địa bàn luôn duy trì trên 1.000 ca/ngày. Ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, ca F0 mới chủ yếu tập trung ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè... “Nguyên nhân chính do công nhân ở các KCN đi làm lại, các doanh nghiệp yêu cầu test toàn bộ và phát hiện các ca dương tính. Quá trình điều tra ổ dịch, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện các F0 ở khu nhà trọ”, ông Tâm nói.
Ngành y tế Thành phố đã tăng cường các trạm y tế lưu động cho các quận, huyện này sớm kiểm soát dịch. Đồng thời, Thành phố lên kế hoạch mở lại các khu cách ly quận, huyện, đáp ứng cho F0 ở tầng 1, chuẩn bị cơ sở y tế, điều trị, đề phòng F0 tăng cao.
Phương án mở lại khu cách ly ở quận, huyện cũng được các doanh nghiệp sản xuất đồng tình. Bởi sau hơn một tháng hoạt động theo trạng thái “bình thường mới”, số lượng ca nhiễm ở các KCN tăng lên.
Đại diện Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam cho biết, sau khi sản xuất trở lại, qua xét nghiệm nhà máy phát hiện một số ca nhiễm. Trong đó, nhiều công nhân ở phòng trọ chật chội, không đủ điều kiện cách ly tại nhà, nên mong được đưa đi cách ly tập trung.
“Mới đây, một công nhân tại nhà máy nhiễm Covid-19, ở nhà trọ, không có phòng riêng đã lây cho 3 người trong gia đình”, đại diện Công ty Pouyuen Việt Nam nói và cho rằng, việc giữ lại các khu thu dung, cách ly tập trung ở những địa phương đông công nhân, lao động là rất cần thiết.
Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), đây là nhu cầu của các doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phải chủ động phòng ngừa. Rất nhiều doanh nghiệp thành viên của Hawa đã trang bị xe cứu thương, kết nối chặt chẽ hơn với y tế địa phương để phối hợp xử lý khi có tình huống phát sinh.
Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn FDI tại Khu công nghệ cao TP.HCM cũng liên kết đầu tư cơ sở thu dung bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Thành phố. Bà Lê Thị Bích Loan, Phó trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao cho biết, cơ sở này có quy mô 100 giường, trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho công nhân đưa vào cách ly. Hai cơ sở khác có tổng quy mô hơn 500 giường ở Khu chế xuất Linh Trung 2 (TP.Thủ Đức) và KCN Đông Nam (Củ Chi) đang chuẩn bị vận hành.

-
Thủ tướng phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
-
Hậu Giang chấp thuận đầu tư Khu văn hóa, thể thao, giải trí vốn trên 1.170 tỷ đồng
-
Khánh thành tuyến đường gần 1.000 tỷ đồng, “kích cầu” kinh tế Khu kinh tế Vân Phong
-
FDI vào Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
-
Việt Nam vẫn phải “trông” vào FDI nội khối -
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vận hành thương mại vào cuối quý II/2023 -
Hải Dương phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư công -
Đưa vào khai thác nhà ga mới sân bay Phú Bài trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4, 1/5 -
Báo động đỏ về giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM -
Sắp khánh thành nhà máy nước 1.170 tỷ đồng; Đề xuất tăng vốn đầu tư cao tốc Cao Lãnh-An Hữu -
Thống nhất đầu mối đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo phương thức PPP
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023