-
Bảo hiểm PVI ước bồi thường 320 tỷ đồng bảo hiểm tài sản do cơn bão số 3 -
Yêu cầu các ngân hàng đánh giá thiệt hại của khách hàng sau bão Yagi -
Lãi vay mua nhà rục rịch tăng trở lại trong tháng 9/2024 -
SHB tăng cường “điểm chạm số” cho khách hàng doanh nghiệp -
Đề nghị giải quyết quyền lợi bảo hiểm, bồi thường thiệt hại do bão số 3 chậm nhất là ngày 12/9 -
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm
Tại ĐHĐCĐ VPBank năm 2016, chia sẻ về kế hoạch kinh doanh năm 2016, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, năm 2016 là năm thay đổi cơ bản đầu tư vào hệ thống, áp dụng vào quản trị rủi ro kế hoạch, nên tổng tài sản dự kiến 246.223 tỷ đồng; huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá 188.326 tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng 171.017 tỷ đồng, trong đó, cho vay khách hàng là 156.358 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế 3.200 tỷ đồng.
Năm 2016 là năm thứ 4 VPBank triển khai chiến lược 5 năm 2012 - 2017 sau 3 năm tập trung xây dựng và củng cố các hệ thống nền tảng để chuẩn bị cho phát triển quy mô lớn. Với các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trên, kế hoạch tăng trưởng tổng dư nợ cấp tín dụng thêm khoảng 59.762 tỷ đồng, ngân hàng cần nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu này cũng như đủ nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra, VPBank cũng cần thêm nguồn vốn để đầu tư vào các giải pháp để củng cố và nâng cao hệ thống nền tảng như đầu tư vào công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và hệ thống quản trị rủi ro…
Theo đó, phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2016 đã được đề ra. Cụ thể, tổng số lượng cổ phần dự kiến tăng thêm hơn 158,4 triệu cổ phần tương đương vốn điều lệ dự kiến tăng thêm 1.584,4 tỷ đồng. Các nguồn dùng để tăng vốn bao gồm: lợi nhuận để lại có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu là 1.104 tỷ đồng; quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ có thể chia cho cổ đông là 71,75 tỷ đồng; quỹ đầu tư phát triển có thể dùng để chia cho cổ đông là 408,7 tỷ đồng. Dự kiến, trong năm 2016 sẽ hoàn thành phương án tăng vốn điều lệ.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 của VPBank được giữ tại mức 2,7% |
Cũng tại ĐHĐCĐ, kết quả kinh doanh 2015 của VPBank cũng đã được Tổng giám đốc cho biết đã đạt và vượt với kế hoạch mà ĐHĐCĐ năm 2015 giao. Cụ thể, tổng tài sản năm 2015 của VPBank được biết đến đã thay đổi rất nhiều đạt 193.876 tỷ đồng, tăng trưởng 18,8% so với cuối năm 2014, đạt 95% kế hoạch đặt ra. Công tác quản trị rủi ro, thu hồi nợ theo các phân đoạn cũng luôn được quan tâm chú trọng góp phần tích cực trong việc giảm nợ xấu phát sinh cũng như thu hồi nợ xấu cũ. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu năm 2015 giữ được mức 2,7%.
“Nợ xấu vẫn còn cao là hậu quả của nhiều năm khủng hoảng trước đây mặc dù Ban lãnh đạo đã nỗ lực thu hồi được 1.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2015. Bên cạnh đó, con số nợ xấu có tăng so với năm 2014 do VPBank đã tham gia vào một số phân khúc khách hàng có độ rủi ro cao như tiêu dùng, tín chấp, micro SME… nhưng hệ thống kiểm soát rủi ro của Ngân hàng tốt nên số liệu này vẫn nằm dưới chỉ tiêu đặt ra của NHNN”, ông Vinh nói.
Tổng nguồn vốn huy động và phát hành giấy tờ có giá năm 2015 đạt 152 tỷ đồng, đạt 109% so với kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2015 của VPBank đạt 3.096 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 92% so với năm 2014, đạt 124% kế hoạch đề ra. Tổng thu hoạt động thuần đạt 12.066 tỷ đồng, tăng trưởng 92% so với năm trước nhờ đóng góp chủ yếu từ thu lãi và thu từ hoạt động dịch vụ. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 885 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2014, chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, sử dụng hiệu quả với mức tăng thấp hơn nhiều so với tăng trưởng thu nhập.
Bên cạnh đó, phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức 2015 cũng được công bố. Cụ thể: tỷ lệ cổ tức đối với cổ phần ưu đãi là 20% trên tổng mệnh giá cổ phần ưu đãi. Tổng số tiền cổ tức ưu đãi chi trả là 146.439.200.000 đồng, chiếm tỷ lệ 8,86% trên tổng số nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ngân hàng.
Cách thức chi trả cổ tức, thực hiện theo phương án phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức. Tổng số lợi nhuận chưa phân phối sau khi trừ đi tổng số tiền cổ tức ưu đãi nêu trên được dùng để chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ phần phổ thông với tỷ lệ 13,07% trên tổng mệnh giá cổ phần phổ thông.
-
Đề nghị giải quyết quyền lợi bảo hiểm, bồi thường thiệt hại do bão số 3 chậm nhất là ngày 12/9 -
Vàng tiếp tục chùn chân trước mốc 2.500 USD/ounce -
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm -
Tỷ giá bớt áp lực, chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng -
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village