
-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
-
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
-
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm
-
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng
-
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng
![]() |
Lạc quan trong năm mới
Trước các triển vọng kinh tế vĩ mô tích cực trong năm 2024, VPBank lên kịch bản kinh doanh tăng trưởng ít nhất 20% và tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững trong trung - dài hạn.
Các yếu tố thuận lợi được VPBank điểm tên trong cuộc họp với nhà đầu tư tổ chức đầu tháng 2 vừa qua bao gồm điểm dừng của chu kỳ tăng lãi suất diễn ra trên diện rộng trong năm 2023, hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu cải thiện khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục. Đối với trong nước, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến của dòng vốn FDI trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giải ngân đầu tư công tiếp tục là ưu tiên của chính phủ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, và tiêu dùng nội địa duy trì sự phục hồi tích cực.
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng, theo đó, sẽ bám sát các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, các phân khúc khách hàng chủ lực - gồm khách hàng cá nhân, SME và mở rộng sang FDI, đi đôi với cơ hội khai khác trên toàn hệ sinh thái VPBank.
Mức tăng trưởng 20%, theo lãnh đạo của VPBank, sẽ giúp ngân hàng kiểm soát chất lượng tài sản và duy trì đà tăng trưởng của những năm trước. Tuy nhiên, mức tăng trưởng thực tế sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường và định hướng kinh doanh để đảm bảo an toàn hoạt động. Số liệu chính thức sẽ được ngân hàng trình tại Đại hội đồng cổ đông trong tháng 4 tới đây.
Theo vị lãnh đạo này, hạn mức tăng trưởng tín dụng của VPBank năm 2024 thuộc top cao được NHNN giao chỉ tiêu từ đầu năm. Trong năm 2023, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt mức 31,8%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành.
Dư nợ tín dụng ở phân khúc chiến lược khách hàng cá nhân, trong đó, đạt hơn 245 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2022, với động lực sản phẩm cho vay kinh doanh và thẻ tín dụng. Cho vay trong phân khúc chiến lược khác là SME cũng ghi nhận mức tăng 8% so với năm 2022.
Nhờ chiến lược phủ phân khúc và đẩy mạnh số hóa xuyên suốt, quy mô khách hàng của toàn hệ sinh thái VPBank, tính tới cuối năm 2023, đã vươn tới hơn 30 triệu người. Riêng trong phân khúc khách hàng cá nhân, VPBank đã ghi nhận 4 triệu khách hàng mới so với cuối năm 2022, nhờ liên tiếp đẩy mạnh giới thiệu các giải pháp tài chính toàn diện và cá thể hóa cho từng nhóm chân dung khách hàng, và tập trung thu hút khách hàng trên các nền tảng số.
Đẩy mạnh ngân hàng bán buôn
Sau nhiều năm củng cố phân khúc chiến lược bán lẻ và SME, VPBank chính thức tiến quân sang mảng khách hàng FDI từ năm 2023. Ngân hàng xác định đây là một trong những trụ cột kinh doanh quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong những năm tới đây.
Động thái mới này của VPBank không nằm ngoài mục tiêu tận dụng cơ hội thị trường mang tới từ làn sóng FDI chảy mạnh vào Việt Nam, trên nền tảng tiềm lực tài chính hùng hậu và mối quan hệ hợp tác chiến lược với SMBC đạt được sau thương vụ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần trong năm ngoái.
Sau sự kiện bán vốn, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của VPBank đã cán mốc gần 140 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 2 hệ thống. VPBank đã hội tụ đủ sức mạnh tài chính để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở những phân khúc chiến lược và vươn tới những khách hàng doanh nghiệp có quy mô rất lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia.
Trong khi đó, ở vai trò là một nhà đầu tư chiến lược, SMBC đã và đang chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm mà tập đoàn tích lũy được trong nhiều năm qua ở thị trường châu Á. Trong hành trang đồng hành của SMBC với VPBank có tệp hơn 200.000 khách hàng là các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn trên khắp thế giới của SMBC Group và ngân hàng SMBC. Những tập đoàn này, khi đầu tư vào Việt Nam, hoàn toàn có thể sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của VPBank.
Trụ cột kinh doanh mới - khối FDI đã được ngân hàng thành lập trong năm 2023, bước đầu đã thu hút hơn 250 khách hàng doanh nghiệp FDI với sản phẩm nổi bật Tài trợ chuỗi cung ứng được xây dựng nhằm dẫn vốn cho cả nhà cung cấp và nhà phân phối trong chuỗi cung ứng, từng bước chinh phục thị trường tiềm năng với các doanh nghiệp FDI hiện hữu và các tập đoàn lớn đang có ý định đầu tư mới hoặc rót thêm vốn vào thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, thế mạnh về bán lẻ và SME, cùng hệ sinh thái trải rộng từ tài chính tiêu dùng, chứng khoán tới bảo hiểm, chính là một lợi thế giúp VPBank thu hút thêm nhiều khách hàng FDI tìm kiếm các giá trị gia tăng bên cạnh các sản phẩm ngân hàng truyền thống.

-
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng -
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông -
MSB, SeABank muốn mua lại công ty chứng khoán trong năm nay -
Tín dụng toàn hệ thống tăng gần 2%, ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 12 -
Những ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận quý I/2025 -
ABBank tham vọng lợi nhuận trước thuế tăng 131% trong năm 2025, chưa chia cổ tức
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower