-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà kiểm tra thực địa tại Formosa Hà Tĩnh |
Giải thích về việc lấy mẫu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: “Trước đây các bộ, ngành đã lấy mẫu nước và mẫu trầm tích để xác định nguyên nhân. Bây giờ, chúng tôi tiếp tục lấy các mẫu để so sánh, đối chiếu. Lấy mẫu trầm tích là để kiểm tra xem có thành phần kim loại nặng hay không”. Cùng với đó, việc lấy mẫu cũng giúp xác định có hay không tình trạng giàu dinh dưỡng trong nước biển - một trong những yếu tố gây nên tình trạng bùng nổ số lượng thủy sinh vật như vi tảo, rong biển.
Khu vực được lựa chọn để lấy mẫu là xung quanh đường ống xả thải của Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh). Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn tiến hành lấy mẫu nhiều nơi ở những vùng cá chết nhằm giúp cho việc đánh giá nguyên nhân chính xác và khách quan hơn. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Đến thời điểm hiện tại, dù chưa có bằng chứng kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy ở ven biển đến hiện tượng cá chết hàng loạt nhưng vẫn cần phải nghiên cứu, làm rõ thêm để xác định đâu là nguyên nhân.
Ngoài khảo sát thực địa, kiểm tra môi trường vùng biển có cá chết hàng loạt, Bộ TN-MT đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học kiểm tra các công trình xử lý chất thải của Formosa. Để tăng cường giám sát của các cơ quan chức năng và người dân về hệ thống xả thải của dự án Formosa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã yêu cầu đơn vị này thiết kế hệ thống xả thải để bất kỳ lúc nào cơ quan chức năng cũng có thể lấy mẫu, không phải lấy ở đường ống xả thải nằm sâu dưới biển như hiện nay.
Cũng trong chuyến khảo sát, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ chân thành: “Tôi xin được chia sẻ với toàn thể bà con nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hiện tượng cá chết hàng loạt. Mong bà con tiếp tục tin tưởng các cơ quan quản lý Nhà nước. Bằng trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, chúng tôi sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết trên tinh thần công tâm, khoa học”.
Đánh giá hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua là một sự cố rất lớn, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Bộ trưởng thừa nhận, các bộ ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học dù đã rất nỗ lực nhưng việc điều phối, ứng phó trước các sự việc như thế này còn chậm, lúng túng, chưa khoa học, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của bà con và dư luận. Ông thẳng thắn nhận trách nhiệm: “Với tư cách là người đứng đầu của Bộ, tôi xin nhận khuyết điểm về vấn đề này”.
Bộ trưởng cũng cam kết “tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các UBND, Sở TN-MT thường xuyên kiểm tra, quan trắc nước biển và để có những công bố và cảnh báo để làm sao bà con trong thời gian nghỉ lễ sắp tới có thể tham gia các dịch vụ du lịch cũng như là tắm biển một cách bình thường”. Cùng với đó, Bộ sẽ phối hợp với các nhà khoa học và xây dựng cơ chế để thường xuyên giám sát được các nguồn thải, chất thải từ các cơ sở sản xuất ven biển...
Hôm 27-4, sau cuộc họp kéo dài 5 giờ đồng hồ, Bộ TN-MT đã công bố trước báo giới 2 nhóm nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt: Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển; Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà trên thế giới gọi là “thủy triều đỏ”.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh vừa ký các quyết định về việc hỗ trợ ổn định đời sống cho ngư dân, tổ chức và hộ nuôi trồng thủy hải sản vùng bị ảnh hưởng trực tiếp do có hải sản chết bất thường. Mức hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu là 15kg gạo trong thời gian 45 ngày; phạm vi hỗ trợ là vùng có hải sản chết bất thường ven biển thị xã Kỳ Anh và một số vùng thuộc huyện Kỳ Anh. Cùng đó, UBND tỉnh tạm ứng số tiền 750 triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2016 để UBND thị xã Kỳ Anh hỗ trợ các tổ chức và hộ dân nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại trực tiếp do có hải sản chết bất thường.
-
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025