-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Ngày 22/12, sau hơn một ngày xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên án đối với 2 bị cáo là Nguyễn Văn Tùng (Giám đốc Công ty Hùng Thanh, chủ đầu tư) và Nguyễn Quốc Tuấn (Trưởng ban quản lý) liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”, xảy ra tại chung cư Carina.
Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Quốc Tuấn với chức năng và nhiệm vụ được giao, các bị cáo phải đảm bảo an toàn cho chung cư Carina, trong đó có đảm bảo an toàn cho phòng cháy chữa cháy tại chung cư.
Bị cáo Nguyễn Văn Tùng (bìa phải) và bị cáo Nguyễn Quốc Tuấn tại tòa. |
Tuy nhiên, dù các bị cáo đã phát hiện các thiết bị PCCC cháy tại chung cư bị hư hỏng, không hoạt động nhưng không khắc phục, sửa chữa. Không những vậy chủ đầu tư còn cho chung cư City Gate mượn máy bơm PCCC để nghiệm thu. Việc này đã gây hậu quả nghiêm trọng, khiến 13 người chết và 72 người bị thương.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng có trong vụ án và lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa, có đủ căn cứ xác định, cáo trạng đã truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không oan sai.
Tuy nhiên, các bị cáo phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt và đã chủ động khắc phục hậu quả, các bị hại cũng đã có đơn xin bãi nại cho các bị cáo.
Từ những nhận định trên, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Tùng 6 năm 6 tháng tù; bị cáo Tuấn 8 năm tù.
Đối với các yêu cầu dân sự chưa được giải quyết sẽ được tách ra để giải quyết trong vụ kiện dân sự khác.
Nội dung vụ việc, khoảng 1h15 ngày 23/3/2018, sự cố dây dẫn điện của một xe máy trong hầm xe lô A của chung cư gây cháy xe, sau đó ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Gần 10 phút sau, hệ thống chiếu sáng khu vực tầng hầm bị tắt, khói, khí nóng, khí độc theo lối buồng thang thoát hiểm dẫn lên các tầng nổi phía trên chung cư. Việc không đóng cửa cầu thang bộ cũng là một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nặng nề về người.
Vụ hỏa hoạn đã khiến 13 người chết và hàng chục người bị thương, nhiều tài sản có giá trị khác bị hư hỏng. Tổng thiệt hại về tài sản 104 tỷ đồng. Trước đó, thiệt hại về tài sản được xác định là 126 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, bị cáo Tùng đã được Ban quản lý chung cư báo về tình trạng hệ thống báo cháy không hoạt động, hệ thống chữa cháy tự động không kiểm tra, vận hành được.
Tháng 7/2017, bị cáo Tùng đã ký hợp đồng bảo dưỡng thiết bị PCCC và đến cuối tháng 1/2018 ký biên bản nghiệm thu. Trong biên bản nghiệm thu có ghi nhận rõ về tình trạng không hoạt động của các hệ thống PCCC nhưng ông Tùng không triển khai sửa chữa, thay thế.
Điều này dẫn tới hệ thống báo cháy, chữa cháy không hoạt động khi phát sinh vụ cháy.
-
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Sai phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Thanh Hóa -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá