-
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
MBS và VIT là 2 CTCK đầu tiên trên thị trường thực hiện hợp nhất. |
Trao đổi với PV, ông Trần Hải Hà – Tổng giám đốc Chứng khoán MB (MBS) cho biết quyết định chấp thuận hợp nhất giữa MBS và Chứng khoán VIT (VITS) vừa được Ủy ban Chứng khoán đưa ra từ hôm 25/10, công ty mới sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1/12, trễ 2 tuần so với dự kiến do còn vướng mắc một số vấn đề về thủ tục.
Đây là lần đầu tiên Ủy ban đồng ý cấp phép sáp nhập hai công ty chứng khoán trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả suốt thời gian qua. Theo đó, vốn điều lệ mới của công ty sau hợp nhất sẽ tăng thành 621 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của MBS là 75%. Phương án sáp nhập là hoán đổi hơn 62 triệu cổ phiếu MBS với tỷ lệ 2:1, tức là cổ đông nắm giữ 2 cổ phần MBS sẽ được nhận một cổ phần công ty mới.
Đội ngũ lãnh đạo của MBS sau hợp nhất không có nhiều xáo trộn, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị vẫn do ông Lưu Trung Thái đảm nhiệm. Các vị trí còn lại như Phó chủ tịch do bà Cao Thị Thúy Nga phụ trách, ba Thành viên Hội đồng quản trị gồm các ông Quách Mạnh Hào, Phan Phương Anh và bà Nguyễn Minh Châu. Ông Trần Hải Hà tiếp tục giữ chức Tổng giám đốc, riêng ban lãnh đạo VITS không tham gia điều hành công ty mới.
6 tháng đầu năm, MBS thu lãi sau thuế hơn 10,7 tỷ đồng nhưng vẫn còn khoản lỗ lũy kế từ các quý trước để lại trên 530 tỷ đồng. Đến ngày 30/6, doanh nghiệp có gần 550 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, hơn 60% số này là tiền ký quỹ của nhà đầu tư.
MBS được Ngân hàng Quân Đội thành lập từ tháng 5/2000, vốn điều lệ ban đầu 9 tỷ đồng với tên gọi Chứng khoán Thăng Long. Giai đoạn năm 2009-2010, công ty liên tục dẫn đầu thị phần môi giới trên hai sàn chứng khoán. Năm 2011, doanh nghiệp này trải qua thời kỳ khó khăn với số lỗ hơn 590 tỷ đồng, đóng cửa hai chi nhánh và 9 phòng giao dịch, thị phần tụt sâu xuống vị trí thứ 7 trên hai sàn Hà Nội và TP HCM trong quý I/2012. Đến giữa năm 2012, Hội đồng quản trị công ty quyết định đổi tên thành Chứng khoán MB theo tên ngân hàng mẹ.
Còn VITS tiền thân là Chứng khoán Nam Việt, thành viên của Tập đoàn VIT và có vốn điều lệ 46 tỷ đồng trước khi sáp nhập. 6 tháng đầu năm, VITS lỗ sau thuế hơn 4 tỷ đồng trong khi lỗ lũy kế trên 24 tỷ đồng. Tại ngày 30/6, tiền mặt của công ty chỉ có hơn 490 triệu đồng, giảm mạnh so với mức 21,3 tỷ đồng hồi đầu năm.
Tường Vi (Vnexpress)
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu