-
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng thêm gần 40% -
Kinh tế Mỹ có cần đến những cải cách lớn sau khi ông Trump nhậm chức? -
Thương mại toàn cầu năm 2025: Tìm cơ hội trong bất ổn -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm
Đoàn xe quân sự di chuyển đến thị trấn Leh hôm 29/6, thủ phủ vùng Ladakh của Ấn Độ, nơi tiếp giáp Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Sau tranh chấp đổ máu
Tạp chí Phố Wall dẫn lời quan chức an ninh Ấn Độ hôm 6/7 cho biết quân đội của cả Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu rút quân khỏi một số địa điểm tranh chấp biên giới khu vực dãy núi Himalaya, sau cuộc đàm phán giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao hai bên để hạ nhiệt căng thẳng song phương.
Động thái rút quân của Trung Quốc diễn ra hai ngày sau khi báo chí Ấn Độ đưa tin mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Bhutan sục sôi khi Trung Quốc tuyên bố khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng ở miền Đông Bhutan là khu vực tranh chấp. Chính phủ Bhutan và các chuyên gia cho rằng đây là tuyên bố chủ quyền “lạ”.
Trước đó, căng thẳng Trung - Ấn leo thang sau khi 20 binh lính Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với Trung Quốc hôm 15/6 tại khu vực tranh chấp biên giới ở dãy núi Himalaya.
Đến cuối tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm “trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn và sâu sắc”, trước khi hai nước tiến hành rút quân, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao hai nước hôm 6/7. Hai nhà ngoại giao đã nhất trí hạ nhiệt căng thẳng biên giới Trung - Ấn sớm nhất có thể, đồng thời tiếp tục trao đổi ngoại giao và quân sự để đảm bảo thực hiện thỏa thuận song phương.
Các quan chức Ấn Độ hôm 6/7 cho biết quân đội Trung Quốc được quan sát thấy dỡ bỏ khung và bạt lều trại tại “điểm tuần tra số 14” ở Thung lũng Galwan, gần nơi binh lính 2 nước đụng độ khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng giữa tháng 6.
Chính phủ Ấn Độ khẳng định, hai nước đã nhất trí không tiến hành thêm “bất kỳ hành động đơn phương nào để thay đổi hiện trạng”. Còn Trung Quốc mạnh miệng khẳng định sẽ “tiếp tục kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, duy trì hòa bình và ổn định ở các khu vực biên giới”.
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc mắc kẹt tại một số điểm tranh chấp biên giới phía Đông vùng Ladakh từ đầu tháng 5 sau khi một cuộc đụng độ nhỏ xảy ra tại một trong các điểm tranh chấp dọc khu vực tuần tra của quân đội hai bên. Sau đó, khu vực này được hai bên tăng cường quân đội và pháo binh.
Cuộc chạm trán giữa quân đội hai nước trong tháng 6 ở Thung lũng Galwan đánh dấu cuộc đụng độ thương vong đầu tiên giữa quân đội hai nước kể từ năm 1975. Theo các quan chức an ninh Ấn Độ, phía Trung Quốc cũng có thương vong trong cuộc đụng độ, nhưng Bắc Kinh không xác nhận.
Giới phân tích nhận định căng thẳng với Trung Quốc càng kéo Ấn Độ đến gần Mỹ và các quốc gia châu Á để tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm đối phó với sức ép từ Bắc Kinh.
Rút quân khỏi khu vực biên giới Trung - Ấn nhiều bất ổn được xem là động thái tạo dựng niềm tin sau nhiều cuộc gặp giữa quân đội hai bên gần đây, trong đó có cuộc trao đổi trực tiếp giữa các sĩ quan chỉ huy cấp cao cuối tháng 6 vừa qua.
“Điều quan trọng nhất hiện nay là mọi người thấy tình hình đã hạ nhiệt”, Lin Minwang, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Phục Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) bình luận.
Một quan chức an ninh Ấn Độ cho biết, theo kế hoạch mà Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho là bước đi khôn ngoan và có tính toán, hai nước sẽ dần rút quân từ khu vực “trận địa” về vùng đệm để giữ khoảng cách an toàn và đảm bảo không đối mặt trực diện. Việc tuần tra đêm tại khu vực biên giới sẽ được né tránh.
“Trận địa” mới
Động thái tuyên bố tranh chấp mới đây của Trung Quốc với khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng của Bhutan (đồng minh của Ấn Độ) đã tạo sóng mới trong tranh chấp biên giới ở khu vực. Đây cũng động thái ám chỉ Bắc Kinh muốn tạo áp lực lên New Delhi.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Bhutan gia tăng trong tháng 6 khi tại cuộc họp trực tuyến của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Trung Quốc lên tiếng phản đối thảo luận về ngân sách cho khu bảo tồn Sakteng ở miền Đông Bhutan - nơi giáp ranh lãnh thổ mà Bắc Kinh đang tranh chấp với New Delhi. Biên bản cuộc họp nêu, phía Trung Quốc cho rằng khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng nằm trong khu vực tranh chấp và thuộc chương trình nghị sự hội đàm biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan.
Bhutan lập tức bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh đối với khu bảo tồn Sakteng, đồng thời khẳng định “không có điểm nào trong nội dung thảo luận biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc đề cập đến khu vực tranh chấp”.
Trung Quốc và Bhutan từ lâu tranh chấp lãnh thổ theo dải miền Trung và Tây biên giới chung, còn khu vực biên giới dải phía Đông, các chuyên gia cho rằng khu vực này không có tranh chấp.
Tờ Hindustan Times dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định các tranh chấp (giữa hai bên) đã tồn tại trong thời gian dài và “không hề có tranh chấp mới”. Còn Đại sứ quán Bhutan không đưa ra bình luận liên quan đến khu bảo tồn Sakteng mà chỉ đề cập khái quát: “Biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc đang được đàm phán và hiện chưa phân giới”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao của Trung Quốc và Ấn Độ chưa có bình luận chính thức về tranh chấp liên quan đến khu bảo tồn Sakteng.
Lin Minwang, chuyên gia nghiên cứu Nam Á từ Đại học Phục Đán đánh giá, Trung Quốc và Bhutan cơ bản đã giải quyết vấn đề biên giới từ 20 năm trước. “Trung Quốc và Bhutan chưa ký được thỏa thuận biên giới vì Ấn Độ, quốc gia có tầm ảnh hưởng tới Bhutan, không chấp thuận để đồng minh ký hiệp ước với Trung Quốc”.
Việc Trung Quốc tuyên bố tranh chấp đối với khu bảo tồn Sakteng là động thái rủi ro thấp đối với Bắc Kinh nhưng lại gây áp lực lên New Delhi, ông Kanti Prasad Bajpai, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) bình luận.
Khu bảo tồn Sakteng tiếp giáp bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Đây được xem là lá bài mặc cả của Trung Quốc khi đàm phán với quân đội Ấn Độ, đồng thời cũng là lời khẳng định với trong nước rằng Bắc Kinh sẽ bảo vệ các tuyên bố lãnh thổ của mình, dù đã rút quân khỏi một trong những khu vực tranh chấp với Ấn Độ.
-
Thương mại toàn cầu năm 2025: Tìm cơ hội trong bất ổn -
Thái Lan thu hút lượng vốn đầu tư kỷ lục trong năm 2024, dẫn đầu là công nghiệp số -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc -
Apple gặp khó tại thị trường Trung Quốc -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
Mỹ ước tính thiệt hại gần 150 tỷ USD do thảm kịch cháy rừng tại Los Angeles đầu năm 2025
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024