-
Doanh nhân Lê Thái Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tơ lụa Quảng Nam: Tìm “chỗ đứng” cho lụa Việt -
Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Saigon Ratings: Chúng tôi đã một mình… dò đá qua sông -
Luật sư Nguyễn Thành Nam: Khách hàng cần giải pháp, chứ không chỉ phân tích luật -
Ông Văng Viên Thông, sáng lập thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế Repeet: Chọn lối hẹp để đi đường dài -
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng Lê Hoàng Khánh Nhựt: Lửa luôn cháy trên hành trình chinh phục mọi nẻo đường
Doanh nhân Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase. |
Vất vả tích lũy từng chút
Năm 2024 khép lại với những con số ấn tượng của Biwase: doanh thu tăng hơn 10%, vượt mức kỳ vọng; lợi nhuận tuy không đạt chỉ tiêu, nhưng dư sức đảm bảo cổ tức 13% cho cổ đông - con số đủ làm hài lòng cả nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn các quỹ đầu tư lớn.
Đối với ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase, những kết quả này không chỉ là thành quả mà Công ty đã đặt nền móng từ quá khứ, mà còn là động lực để tiến bước, bởi năm 2025 đánh dấu cột mốc Công ty bước sang tuổi 50.
Ngồi trầm ngâm bên tách trà, ông Thiền nhớ về 30 năm trước, từ những ngày đầu tiếp quản Biwase, khi đó là Trung tâm Cấp thủy Sông Bé. Thời điểm ấy, hệ thống cấp nước nơi đây chỉ vỏn vẹn 10 giếng nước ngầm, máy bơm thì “hở chút là hỏng”. “Mỗi lần máy bơm hư, phải mất cả tuần sửa chữa. Bà con thì thiếu nước, chính quyền cũng khó chịu. Đêm nào tôi cũng trằn trọc”, ông kể.
Nhưng chính những ngày tháng nhọc nhằn ấy đã hun đúc ý chí của ông. Ông mạnh dạn đề xuất chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt. “Làm ăn kiểu lẻ tẻ không thể lâu dài được, tôi liều đề xuất thay đổi và cũng may là được chính quyền bật đèn xanh”, ông Thiền chia sẻ.
Chuyển đổi là một chuyện, nhưng làm sao để vận hành trơn tru lại là câu chuyện khác. Năm 1997, Nhà máy nước Thủ Dầu Một với công suất 15.000 m3/ngày đêm ra đời, nhưng nước chảy đến đâu thì thất thoát đến đó. Bởi thời kỳ bao cấp, Công ty không có vật tư chuyên ngành, phải sử dụng những gì có sẵn và tự sản xuất thủ công. Nhiều chỗ ống bị rò rỉ, Công ty phải gia cố lại, nhưng ống cũ, nên nối vá chỗ này lại hở chỗ kia, nước thất thoát đến 70%.
Hết ngày này qua ngày khác, ông cùng anh em công nhân tỏa đi khắp nơi, khắc phục từng đoạn ống. Chưa kịp khắc phục xong, VSIP đến Bình Dương mở khu công nghiệp, họ đăng ký 12.000 m3 nước để sử dụng.
Năm 1997, khi đưa được tuyến ống dẫn hơn 12 km D400 về cấp nước cho Khu công nghiệp VSIP I, ai nấy đều vui. Bởi điều này làm thay đổi tư duy về dịch vụ cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhưng khó khăn chỉ mới bắt đầu.
“Lúc đó, khu công nghiệp mới xây dựng hạ tầng, tổng cộng đăng ký 12.000 m3, nhưng sử dụng có 4.000 m3. Chi phí đầu tư lớn, song đầu ra không có, khiến Công ty thua lỗ nặng. Phải mất 2 - 3 năm, khi VSIP I thu hút được nhiều nhà đầu tư thứ cấp, chúng tôi mới giải tỏa được áp lực”, vị lãnh đạo Biwase bùi ngùi.
Khi vấn đề đầu ra được giải quyết, Biwase vẫn đối mặt với bài toán chống thất thoát nước. Ông Thiền đã nghiên cứu nhiều phương pháp, học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia, đồng nghiệp trong và ngoài nước, rồi quyết định sử dụng công nghệ gắn biến tần điều chỉnh áp lực chung, điều chỉnh áp lực ngày đêm… giúp giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống mức dưới 50%. “Đỡ ra được một khoản là thấy mừng lắm, mình phải tích lũy từng chút”.
Dù tỷ lệ thất thoát đã giảm xuống, nhưng con số đó vẫn còn quá lớn. Nhờ nguồn vốn ODA đầu tiên trị giá 350.000 USD từ Tổ chức OECF của Nhật Bản, Biwase mua được 10 km ống gang Kubota và quyết tâm thay cả hệ thống đường ống cũ, bất chấp rủi ro và ánh mắt nghi ngại.
“Tôi liều mạng thay hết hệ thống ống cũ, cả ống Mỹ lẫn ống Pháp còn sử dụng được. Nếu bị đi tù, tôi cũng chấp nhận, vì mình không làm thì biết đến bao giờ mới khá được”, ông kể. Và sự liều lĩnh ấy đã mang lại kết quả - tỷ lệ thất thoát giảm mạnh, chỉ còn dưới 5%.
Thành công của Biwase đã tạo được niềm tin đối với lãnh đạo tỉnh, các bộ, ngành và các nhà tài trợ vốn. Đến nay, Biwase đã xây dựng đường ống nước sạch trên toàn tỉnh Bình Dương và một số địa phương khác, tổng công suất tối đa 1 triệu m3/ngày đêm, với 8 cụm nhà máy cấp nước sử dụng nguồn nước mặt từ hai con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
Biến rác thải thành tài nguyên
Không dừng lại ở ngành nước, ông Thiền cũng là người đặt nền móng cho việc xử lý rác thải và phát triển các sản phẩm tái chế. Biwase đã triển khai những công nghệ xử lý hiện đại, từ phân loại rác, ủ phân hữu cơ, đến sản xuất gạch từ tro xỉ lò đốt.
Việc mở rộng sang lĩnh vực môi trường của Biwase rất tình cờ. Năm 2004, truyền thông “nổi sóng” với cụm từ “TP.HCM ôm rác Bình Dương”. Lúc này, ông Thiền được lãnh đạo tỉnh hỏi rằng, có xử lý được rác thải không? Với sự quả quyết, ông trả lời có thể làm được. Thế là, ngoài nhiệm vụ cung cấp nước sạch, Biwase chính thức được giao thêm việc xử lý môi trường.
- Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase
Trong vòng 6 tháng, Biwase giải tỏa được 60 ha đất để xây dựng khu xử lý tạm thời. Những ngày đầu, Công ty chỉ tạo bãi chôn lấp có lớp lót chống thấm với hệ thống thu gom nước rỉ rác. Nhưng ông sớm nhận ra, chôn lấp không phải là giải pháp lâu dài. Chôn lấp rác là đẩy vấn đề cho tương lai. Phải tìm cách tái chế, tận dụng rác để tạo ra giá trị.
Qua những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài, ông thấy ở các quốc gia phát triển, rác thải hữu cơ thường được ủ thành phân, còn rác không tái chế sẽ được đốt để giảm khối lượng và tận dụng năng lượng.
Quyết định chuyển sang đốt rác không hề đơn giản. Lúc đó, việc xây dựng lò đốt đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, trong khi năng lực tài chính của Công ty còn hạn chế. “Tôi nghĩ, nếu nước ngoài làm được, tại sao chúng ta không thể. Họ đốt rác và tận dụng năng lượng, mình cũng có thể đi con đường đó”, ông nhớ lại.
Năm 2012, lò đốt rác đầu tiên được Biwase đưa vào vận hành. Nhưng không phải mọi chuyện đều suôn sẻ. 500 tấn rác đốt xong còn hơn 100 tấn tro xỉ. Tai họa nằm ở chỗ, tro xỉ chứa chất nguy hại như dioxin. Nếu không xử lý, mưa lớn sẽ trôi ra đồng ruộng, gây ô nhiễm kinh khủng.
Nhận ra điều này, Biwase đã xây dựng thêm quy trình xử lý tro xỉ. Phần tro sau đốt được nghiền mịn, trộn với xi măng để sản xuất gạch xây dựng. Cứ như vậy, mỗi ngày, từ rác thải sinh hoạt đến tro lò đốt, tất cả đều được tái sử dụng, tạo thành một chu trình khép kín.
Đến thời điểm hiện tại, Biwase đã tạo thành mô hình xử lý rác thải tuần hoàn, biến rác thải thành “vàng” để tái chế thành phân bón, gạch, phát điện… Từ ngày 1/8/2023, Biwase không còn chôn lấp rác trên lưu vực sông Đồng Nai, mà 100% rác thải được thu gom, phân loại.
Trong đó, rác hữu cơ được ủ làm phân hữu cơ, phục vụ cho nông nghiệp hữu cơ; rác nilon sẽ được tái chế; sắt, thép, kim loại sẽ được thu gom bán phế liệu; vật liệu xây dựng tập kết lại để sử dụng san nền; rác khác được đốt và thu nhiệt phát điện; bùn thải hữu cơ được sấy làm phân hữu cơ; xỉ tro, bùn thải vô cơ được phối trộn làm bê tông, cấu kiện bê tông, gạch tự chèn, lát vỉa hè…
Hiện nay, Biwase vận hành 4 dây chuyền xử lý rác với công suất 2.520 tấn/ngày, bao gồm khu tích ủ lên men hơn 100.000 m3, nhà xưởng ủ chín 56.800 m2, và sàn tích ủ 30.800 m2.
Công ty có 2 nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 1.000 m3/ngày; 2 nhà máy đốt rác y tế công suất 16 tấn/ngày và 4 nhà máy đốt rác hỗn hợp công suất 500 tấn/ngày, trong đó có 1 nhà máy thu nhiệt phát điện 5 MW. Hệ thống đáp ứng đủ công suất tiếp nhận toàn bộ rác sinh hoạt của tỉnh Bình Dương.
Hướng đến tăng trưởng bền vững
Từ một doanh nghiệp nhà nước, sau đó cổ phần hóa và tiến tới IPO, Biwase từng bước thống lĩnh thị trường cấp nước tại tỉnh Bình Dương và vươn sang các thị trường tiềm năng khác như Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, Quảng Bình, Vĩnh Long… Công ty cũng mở rộng quy mô xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Trong suốt hành trình ấy, ông Thiền luôn kiên định với triết lý “kinh doanh phải có trách nhiệm với người bên cạnh, với người nông dân bên cạnh, cùng công nhân bên cạnh”. Ông chia sẻ: “Tôi luôn nói với đội ngũ, nhà đầu tư nước ngoài không cần lợi nhuận nhiều, họ cần doanh nghiệp làm ăn có trách nhiệm. Chúng ta không chỉ phục vụ cộng đồng, mà còn xây dựng niềm tin”.
Trọng tâm của Biwase trong giai đoạn tới vẫn là tiếp tục khai thác sâu hai lĩnh vực chủ lực: nước và xử lý rác thải, đồng thời mở rộng quy mô với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Ông Thiền cho biết, ngành nước vẫn là nghề chính, nhưng hệ sinh thái phải được mở rộng để đảm bảo sự khép kín. “Biwase đang đầu tư mạnh vào các giải pháp tự động hóa và quản lý thông minh nhằm giảm chi phí vận hành, tăng năng suất lao động. Mỗi đồng tiết kiệm từ quản trị tốt sẽ mang lại nhiều lần lợi nhuận cho Công ty”, ông nói, giọng đầy tự tin.
-
Doanh nhân Lê Thái Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tơ lụa Quảng Nam: Tìm “chỗ đứng” cho lụa Việt -
Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Saigon Ratings: Chúng tôi đã một mình… dò đá qua sông -
Luật sư Nguyễn Thành Nam: Khách hàng cần giải pháp, chứ không chỉ phân tích luật -
Ông Văng Viên Thông, sáng lập thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế Repeet: Chọn lối hẹp để đi đường dài
-
“Vua nước” Nguyễn Văn Thiền và triết lý kinh doanh có trách nhiệm -
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng Lê Hoàng Khánh Nhựt: Lửa luôn cháy trên hành trình chinh phục mọi nẻo đường -
Ông Nguyễn Chánh Trung, CEO Công ty TNHH Gạo Hưng Việt: “Chinh phục được nông dân là có lãi rồi” -
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT IPPG: Nhà tư bản có trái tim nhiệt huyết -
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Kim Oanh: Thay đổi để đột phá và phát triển bền vững -
M&A thành công không thể thiếu “dấu chân” của luật sư tư vấn -
Bà Nguyễn Thị Thành Thực, CEO Công ty cổ phần Công nghệ Phần mềm AutoAgri: Gieo “hạt giống” chuyển đổi số cho nông nghiệp
-
1 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
2 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
4 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/2
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank