
-
Doanh nhân Đỗ Cao Bảo: Con tôi về nước khởi nghiệp vì khát vọng lớn lao
-
5 năm qua, TP.HCM hỗ trợ gần 100 doanh nghiệp khởi nghiệp gọi được vốn đầu tư
-
5 năm tới, TP.HCM sẽ hỗ trợ ươm tạo, phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp
-
Nền tảng công nghệ bất động sản Citics gọi vốn triệu USD -
Đỗ Bảo Dương, sáng lập BOM Gastronomy: "Hậu" du học, tôi muốn tìm lại nguồn gốc Việt của mình -
Lý do chàng trai du học Mỹ, quyết chọn khởi nghiệp ở Việt Nam
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Tôi bắt đầu khởi nghiệp năm 30 tuổi (năm 2007) bằng việc mở một công ty nhỏ thuộc lĩnh vực xây dựng. Những năm đầu mọi việc tương đối suôn sẻ và phát triển khá tốt với mức lợi nhuận tiền tỷ. Tuy chưa được bề thế như nhiều công ty khác, nhưng những gì tôi làm và đạt được khi đó cũng khiến nhiều người "thèm muốn".
Năm 2012, lúc bước vào tuổi 35, mọi việc bắt đầu khó khăn hơn khi tôi bị lún sâu vào những khoản nợ của chủ đầu tư ở các dự án đang làm, trong khi với các đối tác đầu vào thì tôi không thể khất nợ thêm. Mặt khác, vì quá tin tưởng bạn bè, tôi phải gánh tiếp những khoản nợ của họ.
Thời điểm này, tôi rơi vào tình cảnh "khóc dở, mếu dở" khi vừa là con nợ vừa là chủ nợ. Là con nợ, tôi phải ngày đêm chạy vạy tiền để lo trả người ta, trong khi với vai trò là chủ nợ thì tôi không dám đòi vì nghĩ rằng dù sao đó cũng là những doanh nghiệp làm ăn chung nên không thể đối xử kiểu "cạn tàu ráo máng". Do vậy, việc thu hồi nợ của tôi thêm phần khó khăn khi một số doanh nghiệp bắt đầu phá sản, dẫn đến tôi gần như mất trắng phần lớn số nợ (lên đến vài tỷ đồng). Số còn lại, vì họ quá khó khăn và khất nợ đàng hoàng nên tôi cũng chỉ biết ngậm ngùi chờ đợi.
Cứ thế tôi lâm vào bế tắc, loay hoay với các khoản nợ trong tay mà không biết phải làm gì. Tôi chán nản, tiều tụy vì suy nghĩ nhiều và chẳng màng ăn uống. Tuy nhiên, chưa lúc nào tôi nghĩ đến chuyện rượu chè, bê tha để quên đi những gì mình đang phải trải qua vì luôn nghĩ phải đối mặt để giải quyết hậu quả.
Do quá bế tắc và ngoài khả năng chống đỡ, tôi buộc phải thông tin tình trạng khó khăn của mình đến hai bên gia đình, để mọi người cùng góp ý và đưa ra phương án khắc phục. Sau đó, tôi được người thân chung tay giải quyết nhưng cũng chỉ được một phần vì khoản nợ đã lên đến gần 10 tỷ. Hết cách, tôi quyết định đi gặp các chủ nợ, khoanh vùng các món nợ, đồng thời đưa ra lộ trình trả. Sau một tháng miệt mài chạy tới chạy lui, đa số các chủ nợ đã đồng ý dừng lãi và cho tôi trả chậm dần.
Song song đó, tôi tiếp tục tìm thêm các công việc khác về cho công ty làm, lợi nhuận một phần được đem trả các khoản nợ còn tồn đọng bấy lâu. Nhưng sóng gió vẫn không ngừng ập đến, khi việc làm ăn đã khó khăn, gia đình nhỏ của tôi lại bắt đầu lục đục.
Vợ tôi thấy chồng rơi vào cảnh làm ăn khó khăn đã không thông cảm, chia sẻ hay động viên mà lại có những hành động làm tôi không thể giữ được bình tĩnh. Tuy nhiên, vì con cái, gia đình và vì những gì mọi người đã giúp nên tôi cố nhịn và nhẹ nhàng giải thích để mong có sự yên ổn trong gia đình.
Giai đoạn này, tôi thật sự như rơi vào tận cùng của sự bế tắc bởi công việc thì vô cùng khó khăn, gia đình lại bên bờ vực tan vỡ. Nhưng tôi không cho phép mình quỵ ngã, buông xuôi bằng cách cố gắng suy nghĩ tích cực, luôn tìm cách xả stress rất riêng của mình là ngồi bên bàn cờ tướng hoặc xem các cụ đánh cờ mỗi khi căng thẳng.
Thấy tôi rơi vào thế khó như vậy, nhiều người khuyên tôi dừng lại cả về công việc lẫn gia đình, rồi đi xa hẳn một thời gian để tìm kiếm cuộc sống mới, công việc mới. Thậm chí có anh chị còn tạo điều kiện cho tôi đi Nhật để làm và có cơ hội trả nợ sau này.
Nhưng tôi không làm thế vì không thể xa con, không thể để mọi người nghĩ mình bỏ trốn. Tôi vẫn luôn quan niệm chỉ có tiếp tục kinh doanh thì mới có cơ hội để trả hết nợ và lấy lại những gì đã mất.
Thấm thoát hai năm trôi qua, tôi cũng đã trang trải được một phần lớn nợ nần, công việc cũng khá dần lên. Gia đình tôi sau khi trải qua bao sóng gió giờ đã êm ấm và vẹn toàn trở lại nhờ tôi có sự nhẫn nhịn.
Cho đến ngày hôm nay, khi ngồi viết những dòng tâm sự này là lúc tôi vừa nhận được một dự án tương đối lớn. Nếu làm được dự án này, một tháng sau tôi sẽ ký được thêm với chính đối tác này một dự án tương tự nữa và đó cũng là cơ hội cho tôi giải quyết xong nợ nần và làm bàn đạp để lấy lại những gì mình đã mất thời gian qua.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản để tôi có thể thực hiện suôn sẻ mục tiêu của mình. Vì hiện nay vốn vẫn là bài toán khó. Bởi, ký hợp đồng thì phải làm bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng vào khoảng 30% giá trị hợp đồng (vài tỷ đồng). Đây là một khoản quá lớn và tôi không đủ tiền hay tài sản đảm bảo nào để làm việc này.
Tôi đã chạy đôn chạy đáo mấy ngày nay tìm nguồn giúp đỡ nhưng thật sự thời điểm khó khăn này không ai có đủ lòng tin ở tôi để có thể hỗ trợ nguồn vốn ấy. Hiện tâm trạng tôi rất rối bời bởi cơ hội đến với mình như thế này sẽ là không nhiều, nếu không nắm bắt kịp thời thì không biết đến bao giờ tôi mới có thể vượt qua. Không lẽ mọi cánh cửa tiếp tục khép lại trước mắt tôi?

-
Nguyễn Thăng Bình 19:49 | 14-02-2016Bạn cần phải đôn đáo một lần nữa nếu đây đúng là cơ hội duy nhất. Có thể từ người thân và cũng có thể từ ngân hàng. Thành bại phụ thuộc tất cả vào tài thuyết phục của bạn. Nhanh lên và hãy cố gắng hết sức !1 thích
- 1
-
Start-up cần được giao những bài toán cụ thể -
Đỗ Bảo Dương, sáng lập BOM Gastronomy: "Hậu" du học, tôi muốn tìm lại nguồn gốc Việt của mình -
Nếu start-up đủ tốt, thì dù ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cũng sẵn sàng xuống tiền -
Lý do chàng trai du học Mỹ, quyết chọn khởi nghiệp ở Việt Nam -
Nhà đồng sáng lập Skype rót vốn đầu tư vào Loship -
Chiến lược “giữ chân” người tài trong thời dịch
-
Norsk Solar Việt Nam lắp đặt điện mặt trời tại 11 Trung thương mại GO!
-
BIDV cảm ơn khách hàng nữ với hàng ngàn quà tặng dịp 8/3
-
Picenza kiến tạo khu đô thị đẳng cấp tại Sơn La
-
Sân golf Mường Thanh Golf Club Xuân Thành tạo sức hút cho du lịch Hà Tĩnh
-
VinShop tặng gói bảo hiểm sức khỏe cho 65.000 chủ tạp hóa
-
Generali Việt Nam triển khai chiến lược nhân sự “Hơn cả một nơi làm việc”