-
CII đề xuất làm đường trên cao đoạn qua Đồng Nai vốn đầu tư 12.800 tỷ đồng -
Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng -
Phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch -
Hà Nội duyệt dự án thành phần 2 xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng -
Hải Phòng tăng tốc, bứt phá, vững bước đi tới tương lai
Sau một năm đầy khó khăn và “tụt dốc”, năm 2024, các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao, dù dự báo tình hình khó khăn còn tiếp diễn.
Đầu tàu kinh tế TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5 - 8%. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá, đây là chỉ tiêu rất cao, là thách thức rất lớn của Thành phố. Tuy nhiên, các Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đặt ra yêu cầu Thành phố phải tăng trưởng GRDP từ 8% mỗi năm. Do đó, Thành phố đề ra mục tiêu trên để phấn đấu và phải có giải pháp đột phá.
Trong các địa phương phía Nam, năm 2024, TP.HCM có nhiều thuận lợi hơn khi chính sách đặc thù của Trung ương dành cho Thành phố bắt đầu phát huy tác dụng, hàng loạt dự án sẽ được đầu tư theo chính sách đặc thù. Cộng với các cơ chế ưu đãi vượt trội khác để cải thiện môi trường đầu tư, năm 2024 hứa hẹn là năm mà đầu tàu TP.HCM sẽ tăng tốc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của cả nước.
Với tỉnh Bình Dương, chỉ tiêu tốc độ tăng GRDP năm 2024 được đặt ra là từ 8 - 8,5%, cao hơn cả TP.HCM. Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, với quyết tâm cao nhất, tỉnh này tiếp tục đưa ra những giải pháp đồng bộ làm đòn bẩy tăng tốc. Trong đó, tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông để kết nối giữa các khu vực công nghiệp và đô thị, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý về giao thông và vận tải, giúp tối ưu hóa luồng hàng hóa và giảm thời gian di chuyển.
Theo Ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và tham mưu cho tỉnh bộ tiêu chí thu hút đầu tư có chọn lọc áp dụng trên địa bàn. Ngoài các tiêu chí đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, Bình Dương đang xây dựng tiêu chí suất đầu tư trên một đơn vị diện tích đất và lao động để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư có chọn lọc.
Với nhiều biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài, thì khả năng thu hút đầu tư cũng như giữ chân nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới tại Bình Dương là khả dĩ, bởi bên cạnh nỗ lực của địa phương, thì Quốc hội và Chính phủ đã không ngừng đẩy nhanh việc rà soát hệ thống pháp luật, nhằm bảo đảm các quy định thống nhất, chặt chẽ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp.
Trong khi Bình Dương, TP.HCM đặt chỉ tiêu tăng GRDP khá cao trong năm 2024, thì Đồng Nai là địa phương đặt chỉ tiêu thấp nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với 6,5-7%. Ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, để đạt được các chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm 2024, các sở, ngành, địa phương phải khắc phục được những hạn chế, bất cập hiện nay liên quan đến khâu chuẩn bị đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công.
Song song với giải ngân đầu tư công, năm 2024, Đồng Nai tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để phục hồi kinh tế. Chỉ khi giải ngân hết số đầu tư công được giao và tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi trở lại, thì tốc độ tăng GRDP đề ra mới nằm trong tầm tay.
Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, năm 2024, dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương sẽ tăng khi quy hoạch của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và một số dự án hạ tầng được đưa vào khai thác. Tuy nhiên, Đồng Nai vẫn chưa thể đón được các dự án lớn vì thiếu quỹ đất công nghiệp.
“Những năm tới, Đồng Nai tiếp tục kiên định với định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, chuyển hướng sang thu hút đầu tư các dự án công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động để hướng đến phát triển bền vững”, ông Nguyên nói.
-
Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng -
Phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch -
Phê duyệt Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Hà Nội duyệt dự án thành phần 2 xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng -
Hải Phòng tăng tốc, bứt phá, vững bước đi tới tương lai -
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phát triển của Thái Bình -
Đầu tư Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), vốn 7.850 tỷ đồng -
Hạ tầng Ninh Thuận “thay áo”, kết nối phát triển vùng và liên vùng -
Thành phố Móng Cái vững bước tiến vào kỷ nguyên mới -
Quảng Ninh tự tin, vững vàng bước vào hành trình mới
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM