
-
Cấp bách có chính sách hỗ trợ đầu tư lĩnh vực công nghệ cao để không bỏ lỡ “đại bàng”
-
Lâm Đồng phê duyệt dự toán 6 gói thầu mua sắm tập trung năm 2023
-
Đồng Nai mời gọi đầu tư các dự án xung quanh Sân bay Long Thành
-
Hình thành Tổ hợp sản xuất Techno Park Hà Nội - Thượng Hải
-
Bình Phước: Áp dụng chính sách ưu đãi đặc thù riêng để thu hút đầu tư -
Lâm Đồng lập Dự án trồng rừng sau giải tỏa rộng hơn 420 ha
Tại buổi làm việc, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đầu tư Sài Gòn cho biết, trong giai đoạn 2019 - 2021, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Huế, đơn vị thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp và Khu phi Thuế quan Sài Gòn - Chân Mây đã có nhiều nỗ lực, thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp đến thuê nhà xưởng, thuê đất.
Đến nay, Công ty đã triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp và Khu phi Thuế quan Sài Gòn - Chân Mây với diện tích hơn 118 ha và tổng số tiền đã chi trả hơn 90 tỷ đồng. Năm 2021, nhu cầu của hạ tầng Khu Công nghiệp và Khu phi Thuế quan Sài Gòn - Chân Mây là 230ha.
![]() |
Ông Đặng Thành Tâm và đoàn công tác Tập đoàn Đầu tư Sài gòn chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phan Ngọc Thọ và đại diện lãnh đạo các sở ngành. |
Theo ông Đặng Thành Tâm, thời gian gần đây, công ty đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Tuy nhiên công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến việc bàn giao mặt bằng kéo dài; ảnh hưởng đến tiến độ. Công ty đề xuất sớm có quỹ đất sạch cho nhà đầu tư thứ cấp và nâng cao công tác thu hút đầu tư nước ngoài.
Trước đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ yêu cầu các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương liên quan cần tập trung giải quyết những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện tối đa nhất cho các nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, ngoài giải quyết những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì vấn đề thủ tục hành chính cũng phải được quan tâm triển khai nhanh nhất, thuận lợi nhất cho chủ đầu tư, kể cả vấn đề thuế cần rút ngắn thời gian.
“Các sở ngành địa phương liên quan phải thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư trong giải phóng, bàn giao mặt bằng và có báo cáo tiến độ theo quy định. Tinh thần đặt ra là luôn đồng hành và hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư. Quá trình đầu tư, doanh nghiệp cần thực hiện đúng cam kết, đảm bảo hạ tầng đầy đủ, có các thiết chế cần thiết để đón đầu các nhà đầu tư lớn vào Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô”, ông Thọ nói.
Dự án Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây được thành lập từ ngày 11/1/2008, đây được xem là một trong các khu công nghiệp lớn và quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc tại xã Lộc Tiến và Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thuộc Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Toàn bộ khu công nghiệp và phi thuế quan có tổng diện tích quy hoạch là 659,06 ha, trong đó: Diện tích đất thương phẩm của khu công nghiệp là 138,94 ha; Diện tích đất thương phẩm của khu phi thuế quan là 374,10 ha.

-
Đầu tư kho vận đón sóng logistics -
Nghệ An vươn lên vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong thu hút FDI -
Hình thành Tổ hợp sản xuất Techno Park Hà Nội - Thượng Hải -
Bình Phước: Áp dụng chính sách ưu đãi đặc thù riêng để thu hút đầu tư -
Lâm Đồng lập Dự án trồng rừng sau giải tỏa rộng hơn 420 ha -
Long An đề xuất cơ chế mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe -
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội
-
Hoàng Hà Label Co. được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023”
-
Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Hoa Kỳ
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước mời hợp tác đầu tư
-
Funding Societies gọi vốn thành công thêm 27 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài
-
Tưng bừng khai trương nhà hàng Chickita đầu tiên tại miền Bắc
-
Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng