Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
VWS khánh thành 2 cây cầu và đường dẫn cho Khu Công nghệ Môi trường xanh Long An
B.Minh - 27/03/2019 21:03
 
Hai cây cầu và đường dẫn là các thành phần giữ vai trò điểm nối huyết mạch quan trọng dẫn vào Khu Công nghệ Môi trường xanh có quy mô đầu tư giai đoạn 1 lên đến 450 tiệu USD

Sáng nay 27/3/2019, Công ty cổ phần Xử lý Chất thải Việt Nam – Long An (VWSLA) đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng hai cây cầu VWS 01; VWS 02 và đường dẫn vào Khu Công nghệ Môi trường xanh Long An tại huyện Thủ Thừa, Long An.

VWS và đại diện chính quyền Long An cắt băng khánh thành 02 cầu dẫn VWS01/VWS 02 và dường dân vào Khu Công Nghệ Môi Trường Xanh Long An
VWS và đại diện chính quyền Long An cắt băng khánh thành 2 cầu dẫn VWS01/VWS 02 và dường dẫn vào Khu Công nghệ Môi trường xanh Long An

Phát biểu tại buổi lễ, ông David Dương, Tổng giám đốc VWS cho biết: “Tôi thật xúc động khi trở về đầu tư tại vùng đất nơi mẹ tôi đã cất tiếng khóc chào đời. Với tâm thế một người con, tôi luôn mong muốn đóng góp những gì tốt nhất cho đất mẹ”.

Hai cây cầu và đường dẫn là các thành phần giữ vai trò điểm nối huyết mạch quan trọng dẫn vào Khu Công nghệ Môi trường xanh tại Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An.

Công trình hai cầu VWS01/ VWS02 và đường dẫn vào có tải trọng HL93, chiều dài toàn tuyến là 200m bao gồm đường lên cầu hai bên và cầu. Quy mô tổng bề rộng chỉ giới xây dựng của 1 cầu là 75m bao gồm 6 làn xe chạy rộng 3,5m mỗi làn, mỗi bên 3 làn xe được ngăn cách với nhau bằng dải phân cách rộng 5m, hai bên đường bố trí vỉa hè rộng 10m và hành lang an toàn rộng 13,5m.

Công trình cầu VWS 01 và đường dẫn khởi công ngày 1/9/2015 và hoàn thành vào 17/9/2016, cầu VWS02 được khởi công ngày 22/6/2017 và hoàn thành ngày 12/5/2018. Hai công trình cầu trên thuộc dự án Khu Công nghệ Môi trường xanh do VWSLA làm chủ đầu tư theo Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 6/10/2008 của Chính Phủ.

Dự án có tổng diện tích 1.76 0ha, thời gian hoạt động 50 năm, chia làm 3 giai đoạn, dự án có công suất xử lý chất thải rắn đến năm 2025 là 21.400 tấn/ngày. Công suất đến năm 2035 là 26.800 tấn/ngày và đến năm 2050 là 36.500 tấn/ngày. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 450 triệu USD.

Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ tiếp nhận và xử lý tất cả các loại chất thải thông thường, chất thải công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại, chất thải điện tử, chất thải y tế, phân hầm cầu, bùn cống rãnh và tất cả các loại chất thải cần xử lý cho Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh thành lân cận có khoảng cách vận chuyển phù hợp theo hướng tái chế, tận dụng và thu hồi các sản phẩm có giá trị. đặc biệt công nghệ xử lý phải có đầu ra sản phẩm hữu ích bằng công nghệ tái chế, tái tạo năng lượng... hạn chế tối đa tỷ lệ chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường (tỷ lệ chôn lấp dưới 9%).

CWS/VWS xác định lựa chọn tỉnh Long An là địa bàn đầu tư chiến lược nên sẽ dành tối đa nguồn lực, tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục quan trọng của dự án để đưa vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Đây chính là sự phúc đáp chân thành nhất của CWS/VWS với tỉnh Long An” ông David Dương khẳng định.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Phan Văn Tới, Phó Chủ tịch UBND Huyện Thủ Thừa, Long An cho biết, hiện nay áp lực xử lý rác của tỉnh, trong đó có huyện Thủ Thừa là rất lớn, chất thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được phân loại tại nguồn, tổng khối lượng thu gom xử lý trên 500 đến 600 tấn/ngày, hiện được vận chuyển xử lý tại nhà máy Tâm Sinh Nghĩa  Thạnh Hóa – Long An khoảng 50%, 50% xử lý tại Khu liên hiệp Xử lý chất thải Phước Hiệp và Đa Phước TP HCM còn lại số ít được xử lý tại các lò đốt ở các huyện.

Do đó UBND tỉnh Long An có làm việc thống nhất với VWSLA, trước mắt Công ty đầu tư nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt công suất 1.000 tấn/ngày trong Khu Công nghệ Môi trường xanh theo quy hoạch được phê duyệt, với diện tích khoảng 5 ha và dự kiến đưa vào vận hành năm 2019 một module với công suất 250 tấn/ngày đêm, đây là tín hiệu tốt cho công tác xử lý rác của tỉnh trong thời gian tới nói chung và huyện Thủ Thừa nói riêng sẽ thuận lợi và giảm được chi phí thu gom vận chuyển cho ngân sách huyện, tỉnh.

“Hai cây cầu kết nối đưa vào sử dụng hôm nay tạo tiền đề để dự án lò đốt rác này sớm hoàn thành, góp phần cho công tác bảo vệ môi trường, đề nghị Chủ đầu tư sớm vận hành, khai thác đầu tư xây dựng hạ tầng để sớm đưa dự án vào hoạt động” ông Phan Văn Tới kỳ vọng.

Khu Công nghệ Môi trường xanh là dự án thứ hai của CWS/VWS tại Việt Nam sau sự thành công của dự án Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Đa Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng theo ông David Dương, sự hình thành và phát triển của Khu Công nghệ Môi trường xanh trong một ngày gần đây sẽ góp phần tích cực vào sự bảo vệ môi trường xanh bền vững; đồng thời việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến của Hoa Kỳ và thế giới và tiến tới là chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao kiến thức cho đội ngũ chuyên gia và kỹ sư trong nước. Lợi ích của dự án mang lại sẽ tạo nên nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương và thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An nói riêng và khu kinh tế trọng điểm phía Nam cùng TP HCM nói chung, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. 

VWS sớm triển khai đầu tư công nghệ mới
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn Lãnh đạo TP.HCM vừa có chuyến đã đi thị sát, nắm tình hình hoạt động tại Khu liên hợp xử...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư