-
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thăm Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước huyện Bình Chánh, TP.HCM |
Đây là khu xử lý chất thải do Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Hiện nay, môi trường là một trong nhóm vấn đề trọng điểm mà Lãnh đạo Thành phố và nhân dân TP.HCM đang rất quan tâm. Do vậy, Khu liên hợp xử lý chất thải có quy mô rất lớn với công suất ban đầu 3.000 tấn/ngày, đến nay đã mở rộng lên 10.000 tấn/ngày. Qua hơn 10 năm hoạt động, Đa Phước là nơi rất quan trọng giúp Thành phố trong việc xử lý khối lượng rác phát sinh bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Song để có thể xử lý khối lượng rác phát sinh ngày càng lớn của Thành phố, về lâu dài phải tái chế cơ bản chứ không chôn lấp”.
Báo cáo với Bí thư Thành ủy TP.HCM, bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó Tổng giám đốc VWS cho biết: "Đến nay, VWS đã hoàn thành các công việc đã cam kết với Thành phố. Một trong những khó khăn của VWS là Thành phố chưa phân loại tại nguồn nên nhà máy phân loại tái chế của VWS chưa hoạt động được. Thành phố cũng chưa xây dựng vành đai cây xanh cách ly cho toàn Khu liên hợp Đa Phước. Trong khu này, ngoài VWS còn có các đơn vị khác đang xử lý bùn thải, xử lý phân hầm cầu, hoạt động nghĩa trang...".
Cùng giải quyết tại buổi họp, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: "Trồng cây xanh cách ly cho Khu liên hợp thì không khó. Cái khó ở đây là phải đền bù, giải tỏa cho khoảng 700 hộ dân. Hiện nay, Thành phố đang chỉ đạo huyện Bình Chánh triển khai công việc này. Đối với việc phân loại rác tại nguồn, Thành phố cũng chưa thực hiện được".
“10 năm trước, công nghệ chôn lấp phù hợp với điều kiện thời điểm đó. Tuy nhiên gần đây, Thành phố đã yêu cầu VWS chuyển đổi sang công nghệ đốt với công suất 2.000 tấn rác/ngày và hiện VWS đang lập dự án. Để xử lý triệt để mùi hôi của rác lúc chuyển mùa, VWS đã thực hiện được 10 điều mà Thành phố đã yêu cầu. Thành phố cũng hoan nghênh VWS đã thiết lập hệ thống quan trắc nội bộ để thu thập thông tin về môi trường. từ đó phát hiện, xử lý kịp thời sự cố về môi trường nếu có”, ông Khoa báo cáo thêm.
Phát biểu chỉ đạo sau buổi thị sát, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: "Từ bài học kinh nghiệm hơn 10 năm, VWS cần cố gắng làm tốt hơn nữa sao cho vừa có lợi cho nhà đầu tư, đồng phải thực hiện đúng các cam kết về bảo vệ môi trường, tạo được sự đồng thuận của người dân”.
-
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh