-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Đại diện của Walmart đã tham gia các phiên phỏng vấn chuyên sâu với các doanh nghiệp Việt Nam ở nhiều lĩnh vực như hàng may mặc, giày dép, đồ chơi… Những tiêu chí quan trọng mà nhà bán lẻ hàng đầu này đưa ra, đó là sản phẩm của nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu về bao bì, mã vạch, đặc biệt là có chất lượng đồng đều.
Trước đó, từ cuối năm 2013, dù chưa có kế hoạch mở cửa hàng tại Việt Nam, song Walmart đã mở văn phòng tại TP.HCM với mục đích tìm mua nguồn hàng. Theo đó, văn phòng này giúp quan hệ với các nhà cung cấp được sâu sát hơn và giúp Walmart xác định, lựa chọn các nhà cung cấp nhờ theo dõi quá trình sản xuất, đảm bảo sự tuân thủ về an toàn và chất lượng của nhà sản xuất.
Walmart đã mở văn phòng tại TP.HCM với mục đích tìm mua nguồn hàng |
Thực tế, đã có một số doanh nghiệp của Việt Nam trở thành nhà cung cấp của Walmart, như doanh nghiệp thêu Thuận Phương. Sau nhiều năm hợp tác với Walmart, doanh nghiệp này đã xuất khẩu thành công sản phẩm sang Hoa Kỳ.
Không chỉ tham gia các sự kiện kết nối với nhà cung cấp do AmCham tổ chức, đầu năm nay, Walmart đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhiều doanh nghiệp của Việt Nam. Những lĩnh vực mà Walmart quan tâm là hàng tiêu dùng, thực phẩm (cá tra, tôm, hạt điều rang, cà phê…). Sau đó, đại diện của Walmart đã đến thăm nhà máy, cơ sở sản xuất của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, nhà bán lẻ này rất quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, các loại gạo sạch, thực phẩm sạch. Walmart hiện đang “săn” ít nhất là 2 doanh nghiệp của Việt Nam có thương hiệu trong lĩnh vực gạo sạch và chế biến sấy khô nông sản. Tuy nhiên, đến nay các bên chưa thống nhất được sự hợp tác.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện một doanh nghiệp gạo xuất khẩu ở Long An cho biết, gần đây, Walmart đã liên hệ với họ để tìm nguồn gạo phục vụ cho hệ thống toàn cầu của nhà bán lẻ này. Qua tìm hiểu, đại diện của Walmart đánh giá cao quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm… của doanh nghiệp Việt Nam và ngỏ ý đặt hàng với số lượng khá lớn. Tuy vậy, hai bên chưa thể hợp tác được với nhau, bởi Walmart đưa ra giá mua quá thấp. Không chia sẻ cụ thể về giá mà đối tác đưa ra, song đại diện doanh nghiệp Việt Nam cho biết, dù vẫn biết nhà bán lẻ này có tiếng là mua hàng kỹ tính, luôn ép mua giá rẻ, nhưng không nghĩ là giá lại thấp đến vậy.
“Walmart là một thương hiệu lớn, nếu đưa được sản phẩm gạo sạch vào chuỗi bán lẻ này sẽ là cơ hội tốt”, đại diện doanh nghiệp gạo xuất khẩu ở Long An nhìn nhận. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, nếu chất lượng gạo của mình thực sự tốt, đáp ứng được những quy chuẩn cao thì có thể bán cho nhiều đối tác tầm cỡ khác, chứ không nhất thiết là bằng mọi giá phải bán cho Walmart.
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn cách liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Thông qua các sự kiện kết nối do AmCham tổ chức hàng năm, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lớn như Coca - Cola, East West Industries, Medvation…
Ông Lê Hoàng Dân, Giám đốc mua hàng khu vực Đông Dương của Coca - Cola Việt Nam cho biết, hiện đã có 5 doanh nghiệp Việt Nam được Coca - Cola chọn là nhà cung cấp. Đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, bảo trì máy móc; dịch vụ giao nhận vận tải. “Trong số 20 nhà cung cấp được giới thiệu, chúng tôi chỉ chọn được 5. Đây là những dịch vụ rất khó tìm được nhà cung cấp đạt yêu cầu”, ông Dân nói và cho biết, sự kiện do AmCham Việt Nam tổ chức hàng năm là một cơ hội tốt để Coca - Cola Việt Nam kết nối, phỏng vấn trực tiếp, nhằm tìm thêm nhiều nhà cung cấp mới.
“Việc mua hàng từ nhà cung cấp nội địa tạo ra lợi thế lớn đối với nhà sản xuất. Khả năng tiếp cận trực tiếp nhà cung cấp có yếu tố địa lý trên cùng múi giờ sẽ giúp việc trao đổi thông tin thuận lợi, nếu cần gặp trực tiếp cũng khá dễ dàng”, ông Milton Hagler, Tổng giám đốc Công ty BriskHeat nhận xét và cho rằng, với việc kết nối trực tiếp, cả nhà mua hàng và nhà sản xuất đều có thể giảm được chi phí, kể cả việc giao hàng hay tham quan nhà máy.
Trong khi đó, ông Frank Weiand, Tổng giám đốc Công ty Supply Chain Services International đưa ra lời khuyên đối với các nhà cung cấp Việt Nam, đó là, cần đầu tư vào công tác đào tạo, cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị để duy trì khả năng cạnh tranh, trở thành nhà cung ứng năng động.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025