-
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa
Ngân hàng Thế giới giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc ở mức 5,1%. Ảnh: AFP |
Tăng trưởng 5% trong năm 2023
Trong báo cáo tháng 10 được công bố ngày 2/10 tại châu Á, WB cho biết hiện họ dự đoán các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2023, thấp hơn so với mức dự báo hồi tháng 4.
Đối với năm 2024, Ngân hàng Thế giới hiện kỳ vọng các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực đạt tăng trưởng 4,5%, thấp hơn mức dự báo trước đó là 4,8%.
Trong khi đó, WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc ở mức 5,1%, nhưng hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2024 xuống 4,4%, từ mức 4,8% được dự báo trước đó.
"Các yếu tố cấu trúc dài hạn", mức nợ tăng cao ở nền kinh tế Trung Quốc và sự suy giảm của ngành bất động sản là những lý do khiến WB hạ dự báo tăng trưởng năm 2024.
"Trong khi các yếu tố trong nước có thể ảnh hưởng chủ yếu đến tăng trưởng ở Trung Quốc, thì các yếu tố bên ngoài sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng ở hầu hết các nước còn lại trong khu vực", WB cho biết.
Mặc dù các nền kinh tế Đông Á gần như đã phục hồi sau chuỗi các cú sốc kể từ năm 2020, bao gồm cả đại dịch Covid-19. WB cho rằng, khu vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm lại.
Mức nợ ngày càng tăng
Theo WB, nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp ở khu vực sẽ tăng đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Tổ chức này cảnh báo rằng mức nợ chính phủ cao có thể hạn chế cả đầu tư công lẫn đầu tư tư nhân. Nợ tăng cao có thể khiến lãi suất tăng cao hơn, điều này sẽ làm tăng chi phí vay đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Theo tính toán của WB, nợ chính phủ trên GDP tăng 10 điểm phần trăm sẽ dẫn đến mức giảm 1,2 điểm phần trăm trong tăng trưởng đầu tư. Tương tự, nợ tư nhân trên GDP tăng 10 điểm phần trăm có liên quan đến sự sụt giảm 1,1 điểm phần trăm trong tăng trưởng đầu tư.
WB cũng ghi nhận mức nợ hộ gia đình tương đối cao ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan so với các thị trường mới nổi khác. Nợ hộ gia đình cao có thể tác động tiêu cực đến tiêu dùng, vì thu nhập sẽ được dùng nhiều hơn vào việc trả nợ, do đó khiến chi tiêu bị cắt giảm.
WB ước tính, nợ hộ gia đình tăng 10 điểm phần trăm sẽ làm giảm 0,4 điểm phần trăm trong tăng trưởng tiêu dùng.
Hiện tại, WB cho biết chi tiêu hộ gia đình ở các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch.
Riêng tại Trung Quốc, xu hướng bán lẻ hiện ổn định hơn so với trước đại dịch Covid-19 do giá nhà giảm, thu nhập hộ gia đình tăng yếu hơn, tiền tiết kiệm dự phòng và nợ hộ gia đình tăng lên, cũng như các yếu tố cấu trúc khác, chẳng hạn như dân số già đi.
-
Hàn Quốc: BoK khẳng định tiếp tục hạ lãi suất cơ bản trong năm 2025 -
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2025 -
Reuters: Trung Quốc dự tính phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 411 tỷ USD -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
Ông Daniel Chapo chính thức đắc cử Tổng thống Mozambique -
Albania cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm -
Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Eurozone đang tiến rất gần đến mục tiêu lạm phát trung hạn 2%
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024