-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Cảng hàng hóa Long Beach ở bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, WB dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo 1,7% được đưa ra hồi tháng 1/2023, song vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 là 3,1%.
WB cũng cắt giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 xuống còn 2,4%, từ mức 2,7% đưa ra hồi tháng 1/2023, nguyên nhân là do những tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, nhất là tình trạng suy giảm đầu tư kinh doanh và nhà ở.
Báo cáo lưu ý tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời gian còn lại của năm 2023 sẽ chậm lại đáng kể do những tác động kéo dài và liên tục của chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như các điều kiện tín dụng hạn chế. Những yếu tố này dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong năm 2024, khiến tăng trưởng toàn cầu thấp hơn so với các dự đoán trước đó. WB dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục lên mức 3,0% vào năm 2025.
Trước đó vào tháng 1/2023, WB đã cảnh báo GDP toàn cầu đang chậm lại và đứng trước bờ vực suy thoái, nhưng kể từ đó, sức mạnh của thị trường lao động và nhu cầu tiêu dùng ở Mỹ đã vượt quá kỳ vọng, cộng thêm sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm phòng chống dịch Covid-19.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2023 hiện được dự báo ở mức 1,1%, cao hơn gấp đôi so với mức 0,5% được đưa ra vào tháng 1/2023, trong khi tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 5,6%, cao hơn so với mức dự báo 4,3% đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, WB cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Mỹ xuống mức 0,8% và của Trung Quốc xuống còn 4,6%. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng năm 2023 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu được nâng lên mức 0,4%, song dự báo tăng trưởng cho năm 2024 cũng bị cắt giảm nhẹ.
Theo WB, những căng thẳng gần đây trong lĩnh vực ngân hàng cũng đang góp phần khiến các điều kiện tài chính thắt chặt sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2024. Một trong những kịch bản bất lợi được WB đưa ra đó là căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng và thị trường tài chính ở các nền kinh tế tiên tiến bị ảnh hưởng lớn hơn. Nếu điều này xảy ra, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ cắt giảm xuống chỉ còn 1,3%, tốc độ chậm nhất trong vòng 30 năm, ngoại trừ các đợt suy thoái năm 2009 và 2020. WB cũng cảnh báo thêm một kịch bản khác là khi căng thẳng tài chính lan rộng trên toàn cầu ở mức độ lớn hơn, nền kinh tế thế giới có thể sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2024.
WB dự báo lạm phát sẽ giảm dần khi tăng trưởng giảm tốc cũng như nhu cầu lao động ở nhiều nền kinh tế suy giảm, song lạm phát cơ bản dự kiến vẫn sẽ cao hơn so với mục tiêu của ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia trong suốt năm 2024.
-
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài -
Lo chính phủ Anh tăng thuế, các nhà đầu tư cho thuê nhà vội thoát hàng -
Quan chức Fed: Cần hạ lãi suất để giữ thị trường lao động lành mạnh
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village