Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
WEF 2024: Hướng đến những chân trời tăng trưởng mới
Đông Phong - 26/06/2024 16:08
 
Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Đại Liên, Trung Quốc từ ngày 25 - 27/6, một lần nữa thu hút sự chú ý của toàn cầu.
Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Đại Liên, Trung Quốc từ ngày 25 - 27/6. Ảnh: Tân Hoa xã
Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Đại Liên, Trung Quốc từ ngày 25 - 27/6. Ảnh: Tân Hoa xã

Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của WEF còn được biết đến với tên gọi "Diễn đàn Davos mùa Hè". Ấn tượng ban đầu với thế giới bên ngoài của diễn đàn năm nay là "quy mô chưa từng có" khi số lượng phiên họp và lượng khách tham dự diễn đàn lập kỷ lục. Cụ thể, khoảng 200 sự kiện và gần 50 cuộc họp được phát trực tiếp, hơn 1.700 đại diện từ hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới tham dự diễn đàn.

Diễn đàn Davos mùa Hè năm nay có chủ đề "Những chân trời tăng trưởng mới", với các nội dung thảo luận chính, bao gồm khám phá các con đường hợp tác trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc, tìm kiếm động lực tăng trưởng trong bối cảnh rủi ro phức tạp, tái cấu trúc các tuyến thương mại toàn cầu và giải quyết sự phân mảnh của hệ thống tài chính toàn cầu. Một mặt, xung đột địa chính trị và xung đột thương mại khu vực đang đặt chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu vào thế bất lợi; mặt khác, các nền kinh tế mới nổi, đại diện là Trung Quốc, đang đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc vẫn rất mạnh mẽ. Tờ Global Times của Trung Quốc dẫn số liệu cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, tổng giá trị thương mại hàng hóa của Trung Quốc đạt 17,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (2,46 nghìn tỷ USD), tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái; 21.764 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới trên toàn quốc, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, trong nhóm những nhà tiên phong công nghệ năm 2024 của diễn đàn được công bố vào tháng 6, có đến 11 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách, đứng thứ hai trên toàn cầu về số lượng. Tại diễn đàn lần này, Trung Quốc một lần nữa khẳng định với thế giới về cam kết vững chắc của mình trong việc thúc đẩy sự cởi mở ở cấp độ cao và liên tục thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế.

Tầm quan trọng của việc các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đến Trung Quốc tham dự diễn đàn Davos Mùa hè năm này để tìm kiếm, khám phá và chứng kiến những chân trời và cơ hội mới là vô cùng đặc biệt, Global Times bình luận. Trong số 153 "nhà máy hải đăng" toàn cầu mới nhất được WEF công bố, có 62 công ty Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp công nghệ cao về quang điện, phương tiện sử dụng năng lượng mới...

Trung Quốc có nhiều "nhà máy hải đăng" nhất thế giới, điều này không chỉ có nghĩa là Trung Quốc, với quy mô rộng lớn và nguồn lực trí tuệ, cung cấp động lực vô cùng lớn cho đổi mới công nghệ toàn cầu.

Ngược lại, diễn đàn Davos mùa Hè cũng là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp Trung Quốc hiểu thêm về thế giới, đồng thời cung cấp nền tảng cho các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau thâm nhập thị trường này. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang "lượt sóng đi toàn cầu", mong muốn học hỏi thêm kinh nghiệm từ các công ty đa quốc gia có uy tín, trong khi các doanh nghiệp đa quốc gia ở nước ngoài cũng nhận thấy cơ hội kinh doanh lớn hơn ở thị trường tỷ dân.

Hội nghị WEF Đại Liên 2024: Thúc đẩy tầm nhìn chung về phát triển
Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra từ ngày 25 - 27/6/2024 tại thành phố Đại Liên,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư