Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 23 tháng 01 năm 2025,
WooriBank đặt mục tiêu tăng trên 20 chi nhánh đến năm 2021
Năm 2016, sau khi thành lập pháp nhân chính thức, WooriBank đã liên tục thành lập chi nhánh, dồn lực vào mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Nhân viên WooriBank đang tư vấn cho khách hàng tại chi nhánh giao dịch tại Việt Nam. Nguồn: WooriBank
Nhân viên WooriBank đang tư vấn cho khách hàng tại chi nhánh giao dịch tại Việt Nam. Nguồn: WooriBank

Ngân hàng WooriBank lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam là năm 1997 với việc mở Chi nhánh Hà Nội. Tuy nhiên, sau đó, do khủng hoảng ngoại tệ nên việc kinh doanh ở nước ngoài  gặp khó khăn trong một thời gian khá dài, phải đến năm 2016, sau khi thành lập pháp nhân chính thức, WooriBank đã dồn lực vào mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Đại diện WooriBank cho biết “Mục tiêu của tập đoàn là nâng cao năng lực kinh doanh để đứng trong hàng ngũ những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, đây là mục tiêu phù hợp với Chính sách hướng Nam của Chính phủ Hàn Quốc và nền tảng tăng cường năng lực toàn cầu của tập đoàn mà Chủ tịch Son Tae Seung đã nhấn mạnh”.

Tháng 6 năm ngoái, WooriBank được cho phép thành lập 6 chi nhánh cùng lúc

Sau khi thành lập pháp nhân WooriBank vào 3 năm trước, tạo nền tảng cho việc kinh doanh tại Việt Nam, và từ khi hoàn thiện công tác tư nhân hóa trên thực tế vào năm ngoái, WooriBank đã liên tục thành lập chi nhánh tại các khu vực chính và tăng cường nền tảng.

Đặc biệt tháng 6 năm ngoái, WooriBank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thành lập 6 chi nhánh. Việc nhà nước Việt Nam từng duy trì lập trường bảo thủ đối với công ty tài chính nước ngoài, nay lại mở đường như vậy là việc chưa từng có tiền lệ trước đây. Trên nền tảng thành quả như vậy, WooriBank đã có thể thành lập 6 chi nhánh tại Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam ở miền Bắc và Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai ở miền Nam.

Cùng với việc tăng số lượng chi nhánh, WooriBank lập và triển khai tích cực chiến lược đầu tư tại chỗ.  3 từ khóa tiêu biểu trong tăng cường kinh doanh pháp nhân đó là đầu tư tại chỗ ứng dụng kỹ thuật số, tăng cường bán lẻ thông qua đầu tư  tại chỗ và bố trí nhân viên chuyên trách doanh nghiệp(RM).

WooriBank đang triển khai chiến lược đầu tư tại chỗ ứng dụng kỹ thuật số với hoạt động đầu tư liên tục vào lĩnh vực IT. WooriBank cũng đang tăng cường dịch vụ với trọng tâm là internet banking, mobile banking khi cân nhắc đến đặc điểm nhiều dân số trẻ của Việt Nam.

Đại diện WooriBank cho biết "Việc thay đổi mobile banking theo cách thức phù hợp với đặc thù của Việt Nam giúp nâng cao tiện ích cho khách hàng và cũng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, việc cung cấp dịch vụ quản lý vốn cho doanh nghiệp qua hệ thống dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp (firm banking), một thế mạnh của WooriBank, đang nhận được phản hồi tích cực”.

WooriBank cũng đang dồn nhiều tâm huyết trong cả việc đảm bảo khách hàng bán lẻ - là trọng tâm của đầu tư tại chỗ. Để đạt được điều này, các sản phẩm cho vay tín dụng, cho vay thế chấp bất động sản, thẻ tín dụng dành cho nhân viên văn phòng, là đối tượng khách hàng có nhiều nhu cầu, đang được triển khai.

Ngoài ta, tuy vẫn chưa đưa ra thị trường, nhưng WooriBank cũng đang liên kết với công ty thông tin bất động sản Việt Nam để chuẩn bị sản phẩm cho vay từ xa trên nền tảng di động, trong đó ngân hàng cho vay thế chấp bất động sản mà khách hàng không cần trực tiếp đến ngân hàng. Sản phẩm này được xây dựng bởi Nhóm phát triển sản phẩm do các nhân viên người Việt Nam dẫn dắt, điều này cũng cho thấy công tác đầu tư tại chỗ của WooriBank gần như đã đi đến giai đoạn hoàn thành. Đây cũng là sản phẩm cho vay nền tảng di động được đưa ra thị trường lần đầu tiên trong số các ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, WooriBank cũng đang vận hành chế độ nhân viên chuyên trách doanh nghiệp(RM) ở Việt Nam để tăng cường kinh doanh mảng doanh nghiệp và pháp nhân vốn là điểm mạnh truyền thống.

Nhảy vọt thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong vòng 5 năm

Thông thường, các ngân hàng giới thiệu về chiến lược đầu tư tại nước ngoài của mình và coi mình là doanh nghiệp tận dụng sự thay đổi không ngừng để kiếm lợi nhuận, nhưng WooriBank lại có mục tiêu tham vọng hơn đó là trở thành ngân hàng hàng đầu, dẫn dắt thị trường tín dụng Việt Nam. Không những thế việc này còn phải thực hiện được trong vòng 5 năm.

Để làm được việc này, WooriBank đang tập trung vào tăng trưởng về lượng, mở rộng mạng lưới kinh doanh trong thời gian ngắn. WooriBank đang lên kế hoạch tăng con số từ 9 chi nhánh lên thành 13 chi nhánh đến cuối năm và trên 20 chi nhánh đến năm 2021. Nếu việc mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chỗ và ngoại tuyến trên nền tảng dịch vụ IT, đang được triển khai một cách trọng điểm, được diễn ra theo đúng kế hoạch, thì có thể nói WooriBank có đủ tiềm lực để nổi lên như một công ty tín dụng chuyên nghiệp tại Việt Nam. Trong giữa tháng 6, WooriBank sẽ hoàn thiện phát triển mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân riêng tại pháp nhân Việt Nam và dự kiến sẽ tích cực sử dụng mô hình này trong kinh doanh trên nền tảng di động.

Quá trình đầu tư vào Việt Nam của WooriBank

Năm 1997

Thành lập Chi nhánh Hà Nội

Năm 2006

Thành lập Chi nhánh Hồ Chí Minh

Năm 2013

Nộp Đơn đăng ký thành lập pháp nhân Ngân hàng Woori Việt Nam

Tháng 1/2017

Bắt đầu hoạt động kinh doanh dưới tư cách pháp nhân Ngân hàng Woori Việt Nam

Tháng 9/2017

Ra mắt thẻ tín dụng

Tháng 9/2018

Thành lập Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Thái Nguyên

Tháng 12/2018

Thành lập Chi nhánh Đồng Nai

Tháng 3/2019

Thành lập Chi nhánh Hà Nam

Nguồn: WooriBank

Shinhan Việt Nam: Ngân hàng nước ngoài số 1 tại Việt Nam, dẫn đầu thị trường các nước “phương Nam mới”*
Ngân hàng Shinhan Việt Nam hiện tại đang tập trung vào việc xây dựng mô hình kinh doanh kiểu mẫu cho thị trường các nước “phương Nam mới”.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư