
-
Sôi động đường chạy Marathon quốc tế tại Cần Thơ
-
Hạ thành công rotor Tổ máy số 1 Thủy điện Hoà Bình mở rộng
-
Khai mạc Giải Marathon quốc tế chào mừng thành lập TP. Cần Thơ (mới)
-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8 -
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng
Được thành lập từ việc hợp nhất ba xã Kim Sơn, Sơn Đông và phần lớn diện tích xã Cổ Đông thuộc thị xã Sơn Tây (cũ), Đoài Phương hiện đang nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là thông qua việc phát triển nông thôn mới.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Khu công nghệ cao Hòa Lạc và quốc lộ 21A, xã Đoài Phương có lợi thế đặc biệt để thúc đẩy phát triển công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Quốc lộ 21A là tuyến giao thông huyết mạch kết nối khu vực phía Tây Hà Nội với trung tâm Thủ đô và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và kết nối thị trường.
Về tiềm năng du lịch sinh thái, xã sở hữu một không gian rộng lớn với nhiều hồ lớn, đặc biệt là hồ Đồng Mô có diện tích gần 1.000 ha mặt nước. Với khí hậu trong lành và cảnh sắc đẹp, đây là một trong những khu vực tiềm năng để phát triển các khu nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm và sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Sự kết hợp giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường cũng giúp Đoài Phương hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, mang lại một diện mạo mới cho xã.
![]() |
Xã Đoài Phương được thành lập từ việc hợp nhất 3 xã Kim Sơn, Sơn Đông và phần lớn diện tích xã Cổ Đông thuộc thị xã Sơn Tây (cũ). |
Trong chiến lược phát triển kinh tế, Đoài Phương xác định nông nghiệp là ngành chủ lực, với cây mít là sản phẩm tiêu biểu. Mít Đoài Phương được biết đến với hương vị thơm ngon, sản lượng hàng năm lên đến 3.000 tấn quả, trồng trên diện tích hơn 30 ha. Ông Bùi Hữu Nam, Phó chủ tịch UBND xã Đoài Phương cho biết, cây mít là nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Hiện nay, mít Đoài Phương đã trở thành sản phẩm hàng hóa nổi tiếng, được thu mua trực tiếp từ vườn, không còn tình trạng tồn đọng.
Đoài Phương cũng sở hữu một số làng nghề truyền thống như Mộc Vạn An chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, nghề sản xuất giò lụa, miến dong. Đặc biệt, nghề nuôi ong lấy mật tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn đang phát triển mạnh với khoảng 2.000 đàn ong sản xuất hơn 30.000 lít mật mỗi năm. Mật ong Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống người dân và tạo nền tảng phát triển bền vững, Đoài Phương đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2025 - 2030. Xã dự định sẽ hình thành 3 khu công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 200 ha, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các khu công nghiệp này sẽ tạo ra việc làm cho người dân địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng hiện đại và hội nhập.
Ngoài công nghiệp, Đoài Phương cũng đặc biệt chú trọng vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thế Hùng, xã đang khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại như nhà màng, tưới nhỏ giọt, sản xuất hữu cơ... nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Xã cũng tập trung vào phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đặc biệt là kết hợp với các loại hình du lịch sinh thái, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm nông sản và tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đặt mục tiêu phát triển các vùng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
Một trong những yếu tố quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế của Đoài Phương chính là đầu tư vào hạ tầng và kết nối giao thông. Với việc liên kết các tuyến giao thông liên vùng, xã sẽ dễ dàng thu hút được đầu tư từ các doanh nghiệp lớn, tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho tất cả các ngành kinh tế của xã. Các dự án hạ tầng khung không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương mà còn góp phần nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thế Hùng khẳng định: “Chúng tôi đang tập trung đột phá vào công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng giao thông để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đây là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi nâng cao các tiêu chí nông thôn mới và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân”.

-
Xã Đoài Phương xây dựng nông thôn mới bền vững với mô hình nông nghiệp hiện đại -
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng -
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên -
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025 -
Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội -
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”