Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 05 năm 2024,
Xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản bền vững
Hoàng Anh - 27/03/2014 14:39
 
Để định hình và xây dựng một chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, đại diện chính quyền nhiều địa phương, doanh nghiệp đã có những đề xuất, kiến nghị. Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn trích lược một số ý kiến, nhận định. >>> Nâng tầm thương hiệu cá ngừ Phú Yên >>> Sẵn sàng cho một Festival thủy sản đặc sắc >>> Mở toang cửa đầu tư thủy sản  

Sớm đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định

Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

Nhằm hỗ trợ ngư dân phát triển khai thác hải sản xa bờ, chia sẻ những khó khăn, thiệt hại về tính mạng và tài sản ngư dân do thiên tai, bão lụt, tai nạn gây ra, giúp ngư dân và gia đình an tâm sản xuất, ổn định an sinh và xã hội, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân.

Trong đó, tập trung vào một số chính sách chính như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, tái định cư đối với những vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trong cả ba lĩnh vực sản xuất thủy sản là khai thác, nuôi trồng và chế biến.

Để sớm đưa chiến lược phát triển thủy sản thành một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Bình Định, UBND tỉnh đã nhanh chóng vận dụng những quyết định mới nhất của Chính phủ, qua đó hỗ trợ kịp thời cho ngư dân về vốn để đóng tàu mới. Đồng thời, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất Bình Định.

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi tập trung

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

Tính đến năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.326,2 ha, tăng 4,8%. Các địa phương thuộc tỉnh đã chú trọng nuôi xen ghép các loại thủy sản như tôm, cua, cá…, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, hạn chế dịch bệnh. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch ước đạt 9.973 tấn, tăng 4,5%.

Kế hoạch năm 2014, Thừa Thiên - Huế tiếp tục ổn định diện tích nuôi cao triều và hạ triều; kiểm soát an toàn dịch bệnh.

Quản lý vùng tôm nguyên liệu cung cấp ổn định cho nhà máy chế biến. Tiếp tục thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo vệ các khu bãi giống bãi đẻ. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi tập trung; lồng ghép thực hiện phát triển kinh tế biển.

Lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt còn nhiều bất cập

Ông Phạm Xuân Nam, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đại Thuận

Ông Phạm Xuân Nam, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đại Thuận

Việt Nam đã đầu tư và phát triển khá nhanh trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu hải sản, nhưng trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt, còn nhiều bất cập.

Nuôi biển là ngành rất tiềm năng nhưng chưa được chú trọng đúng mức (do đầu tư lớn nhiều rủi ro và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm). Đánh bắt thì vẫn mang tính manh mún nhỏ lẻ. Sự phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt là chưa xứng tầm, phía Nhà nước chưa có định hướng và hỗ trợ đúng mức.

Để phát triển thủy sản bền vững, cần quan tâm tới tất cả các công đoạn trong “chuỗi cung ứng thực phẩm tới người tiêu dùng”, bao gồm nuôi trồng, thu hoạch - đánh bắt, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, chế biến, bảo quản và vận chuyển sản phẩm sau chế biến, phân phối và bán lẻ đến người tiêu dùng, tuyền truyền, giáo dục người tiêu dùng trong việc bảo quản và sử dụng các sản phẩm thủy sản.

Khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu

Bà Cao Thị Kim Lan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định

Bà Cao Thị Kim Lan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định

Bình Định hiện chỉ có 4 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, trong đó Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định chuyên chế biến các loại cá từ các tàu đánh bắt xa bờ, còn lại một phần chuyên sản xuất chế biên tôm.

Khó khăn nhất của doanh nghiệp Bình Định chính là nguồn nguyên liệu, mặc dù Bình Định có lượng tàu đánh bắt rất nhiều so với các địa phương khác, tuy nhiên, lượng tàu này di chuyển theo ngư trường là chính, còn lượng tàu vào Bình Định rất ít.

Chính vì vậy, khối lượng đánh bắt rất lớn nếu tính trên số tàu, nhưng thực tế, khối lượng vào Bình Định không đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy, Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định phải nhập khẩu thêm 8.000-10.000 tấn/năm để duy trì hoạt động.

Trong khi đó, yêu cầu chuẩn xuất khẩu rất cao, sản phẩm phải tươi, đạt chuẩn vệ sinh an toàn, vì vậy, sản lượng dù rất lớn, thì tỷ lệ dành cho xuất khẩu chỉ chiếm một phần trong sản lượng thực tế. Đây chính là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Sẵn sàng cho một Festival thủy sản đặc sắc
Với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và phát triển”, Festival Thủy sản Việt Nam 2014 được tổ chức tại Phú Yên từ ngày 28/3 đến 2/4,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư