
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Nhạt nhòa nông sản thương hiệu Việt
Trên bản đồ nông nghiệp thế giới, Việt Nam luôn xếp top đầu trong các quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, các loại trái cây, cây công nghiệp và thuỷ sản...
![]() |
Khách hàng quét mã QR để kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm nông nghiệp |
Tuy nhiên, hầu hết nông sản Việt hiện nay mới được xuất khẩu dưới dạng thô; hoạt động xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý (thông tin về nguồn gốc của hàng hóa như địa phương, quốc gia, vùng lãnh thổ mà hàng hóa được sản xuất) và thương hiệu địa phương còn chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp chưa quan tâm tới bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản và rất ít nhãn hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam đạt được uy tín ở tầm quốc tế.
Tính đến năm 2017, có đến gần 80% nông sản của Việt Nam chưa có thương hiệu và 90% lượng nông sản xuất khẩu ra thị trường thế giới dưới nhãn hiệu của nước ngoài. Trong hơn 900 sản phẩm gắn với 700 địa danh trên cả nước, chỉ khoảng 50 sản phẩm đạt tiêu chí chỉ dẫn địa lý quốc gia.
Không chỉ thua kém về sức cạnh tranh tại thị trường quốc tế, một số nông sản Việt Nam còn thất bại ngay trên sân nhà, dù chất lượng không hề thua kém so với sản phẩm nhập khẩu. Ngày càng nhiều nông sản Việt phải “cầu cứu” người tiêu dùng thông qua các chương trình giải cứu hàng năm như dưa hấu, vải, chuối, bí đỏ, củ cải... Các mặt hàng gạo Việt, mít Việt dù chất lượng tốt nhưng không được chính người Việt ưa chuộng bằng gạo Thái, mít Thái.
Nâng tầm giá trị cho nông sản Việt
Để phát huy những tiềm năng sẵn có và nâng cao giá trị cho mặt hàng nông sản, một số doanh nghiệp và địa phương đã tăng cường hoạt động liên kết và quảng bá sản phẩm tại các tỉnh, thành phố có thị trường tiêu thụ lớn.
Từ năm 2016 đến nay, TP. Hà Nội đã hỗ trợ doanh nghiệp của 46 tỉnh, thành phố đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối nước ngoài tiêu thụ như hệ thống Aeon (Nhật Bản), hệ thống Lottemart (Hàn Quốc), hệ thống của Tập đoàn Centra Group (Thái Lan), Rungis (Pháp)...
Các chương trình hội chợ xúc tiến nông sản cũng được tổ chức thường niên tại các địa phương và ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, tiêu biểu là Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam, Hội chợ Trái cây Bến Tre, Hội chợ Nông sản an toàn, Hội chợ quốc tế Nông nghiệp, nông sản và thực phẩm Việt Nam…
Nhiều địa phương cũng có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tham gia vào chuỗi cung ứng và phân phân phối hàng hóa, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và nguồn gốc.
![]() |
Thành viên và các đối tác liên kết của sàn TMĐT Gcaeco.vn có thể thanh toán tiện dụng một chạm với phương thức ưu Việt của chương trình tiêu Gca xu - tích Gca xu hấp dẫn. |
Không đứng ngoài “cuộc chơi” lớn về nông nghiệp, Công ty cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) đã ứng dụng những thành tựu công nghệ 4.0 để ra mắt sàn thương mại điện tử dành cho nông sản Việt với tên gọi Gcaeco.vn.
Bằng việc ứng dụng công nghệ blockchain về truy xuất nguồn gốc, Gcaeco sẽ góp phần giải quyết bài toán xây dựng thương hiệu và nâng tầm giá trị cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ông Hoàng Mạnh Tuân, Trường phòng Marketing của GPC cho biết, việc tích hợp công nghệ blockchain vào trong sàn giao dịch giúp người tiêu dùng có thể truy suất nguồn gốc sản phẩm từ nhật ký canh tác đến quá trình vận chuyển, đồng thời, xóa tan những hoài nghi về thực phẩm không rõ nguồn gốc đang gây nhức nhối hiện nay.
Mọi khách hàng của Gcaeco đều có thể mở thẻ thành viên, thực hiện thanh toán bằng cách quét mã QR code để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí phát sinh so với giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua các hệ thống ngân hàng.
Với những tính năng hiện đại trên, Gcaeco đã trở thành kênh bán hàng cho hàng chục triệu người nông dân, hàng ngàn hợp tác xã, chủ cửa hàng trên cả nước…, đồng thời được kỳ vọng trở thành nơi kết nối giao thương và đưa nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới.
Khách hàng sẽ dùng số GCA xu này để tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm trên sàn. Những khách hàng sử dụng GCA xu sẽ được mua các sản phẩm với giá rẻ hơn và cứ mỗi giao dịch sẽ được Gcaeco hoàn trả lại một số lượng xu dựa trên từng hạng mức thẻ và từng giá trị mỗi lần giao dịch.
Đây là chương trình “Tiêu dùng thích Gcaeco xu" nhằm tri ân các khách hàng thân thiết và kích cầu mua sắm trên sàn.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort