-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Hiệp hội Điện gió và Mặt trời tỉnh Bình Thuận đề nghị tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và cấp miền cùng với Công ty Mua bán điện việc được nợ một số thí nghiệm do tốc độ gió hiện nay khá thấp.
Cụ thể, Hiệp hội cho hay, theo dự báo thời tiết từ nay tới cuối tháng 10/2021, tốc độ gió tại các tỉnh miền Trung và Tây Nam bộ, nơi đang có hàng chục dự án đã hoàn thành lắp đặt và đang trong giai đoạn thử nghiệm sẽ rất thấp, không đủ để thực hiện đầy đủ cá thí nghiệm hút, phát công suất theo các điều kiện nêu trong Quyết định 746/QĐ-EVN (ngày 14/6/2021) và Quyết định 25/QĐ-ĐTĐL của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), Hợp đồng mua bán điện.
Theo đó, để được công nhận ngày vận hành thương mại (COD) các dự án cần phải thực hiện và đáp ứng các thử nghiệm quy định tại điều 7 mục 1 của Quyết định 746/QĐ-EVN và Điều 1 của Quyết định số 25/QĐ-ĐTĐL cơ bản theo thông số thử nghiệm hút, phát công suất phản kháng Q (Mvar) ở mức 20%, 50% và 70% của công suất tác dụng P (MW). Tuy nhiên, để làm được điều này thì tốc độ gió tương ứng ít nhất phải là khoảng 6m/s (mức 20%), 8 m/s (mức 50%) và9 m/s (mức 70%).
Đáng nói là, theo dự báo thời tiết, trong 2 tuần cuối tháng 10/2021, tốc độ gió bình quân ở nhiều nơi chỉ đạt 2-4 m/s. Như vậy, nhiều dự án sẽ không đủ nguồn năng lượng sơ cấp (gió) đầu vào để tiến hành các thử nghiệm nói trên.
“Đây là lý do hoàn toàn khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các chủ đầu tư dự án”, ông Bùi Vạn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Mặt trời Bình Thuận cho hay.
Được biết, điều 1 khoản c của Quyết định 25/QĐ-TTg có đề cập đối với các thử nghiệm phải yêu cầu thực hiện ở mức công suất cao hơn khả năng có thể của nguồn năng lượng sơ cấp trong thời gian thực hiện thử nghiệm, việc thực hiện thử nghiệm sẽ được tiến hành khi nguồn năng lượng sơ cấp sẵn sàng, nhưng tối đa không qua 1 năm kể từ ngày đóng điện lần đầu.
Với thực tế này và những khó khăn thời gian qua do dịch bệnh và nỗ lực của doanh nghiệp để hoàn thành lắp đặt thiết bị điện gió để có thể được công nhận COD trước ngày 31/10/2021, Hiệp hội đã đề nghị EVN quan tâm xem xét cho các dự án điện gió nợ lại các thử nghiệm đề cập ở trên và các chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện ngay khi tốc độ gió đáp ứng.
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử