Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 05 tháng 02 năm 2025,
Xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng
Hữu Tuấn - 22/04/2014 06:22
 
Sáng nay, 22/4, Tòa án Nhân dân Tối cao bắt đầu mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và các bị cáo trong vụ án này.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Dương Chí Dũng liệu có thoát án tử hình?
Nỗi niềm em gái Dương Tự Trọng trong bài thơ gửi anh trước Tết
Lỗ hổng quản tài sản công nhìn từ "tàu thủng" Vinalines
Tòa tuyên Dương Chí Dũng án tử hình
Nhận 10 tỷ đồng hối lộ, Dương Chí Dũng chỉ nói "cám ơn em"
Ai điện thoại mật báo để Dương Chí Dũng bỏ trốn?
Đề nghị án tử hình với ông Dương Chí Dũng
Dương Chí Dũng lộ mâu thuẫn với tổng giám đốc

>>>XEM PHIÊN XÉT XỬ BUỔI CHIỀU 22/4 TẠI ĐÂY

11h40:

Phiên tòa dừng xét xử vào lúc 11h40 phút. Phiên tòa sẽ tiếp tục xét xử vào 14h cùng ngày.

Theo bị cáo Phúc, gia đình bị cáo đã có ý khắc phục hậu quả để nhằm thoát án tử hình. Nhưng bị cáo Phúc không đồng ý và cho rằng, nếu khắc phục khác gì bị cáo nhận mình phạm tội.

"Bị cáo có nhận 1 chai rượu Chivas 18, và phong bì 2 triệu của Trần Hải Sơn vào cuối năm 2008, tại nhà bị cáo ở Làng quốc tế Thăng Long. Còn lại, những lời khai của Sơn là hoàn toàn sai sự thật", bị cáo Phúc khai.

"Chỉ có thể quy kết bị cáo ở tội "Thiếu trách nhiệm" thôi. Bị cáo không phạm tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái", bị cáo Phúc nói trước tòa.

11h20:

HĐXX chuyển sang thẩm vấn cựu Tổng giám đốc Vinalines - Mai Văn Phúc.

Bị cáo Phúc cho rằng mình không phạm tội "Tham ô tài sản" vì "không nhận bất cứ đồng nào từ phía Trần Hải Sơn" liên quan đến số tiền 1,66 triệu USD.

11h15:

Bị cáo Trần Hải Sơn tỏ ra khá ấp úng khi trả lời các câu hỏi từ phía HĐXX về hành vi đưa tiền cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.

Tại tòa, bị cáo Trần Hải Sơn tiếp tục khẳng định đã đưa cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người 10 tỷ đồng

11h:

Theo bị cáo Sơn, lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng là không đúng.

Bị cáo Trần Hải Sơn xin giảm án ở tội Cố ý làm trái và Tham ô. Ở tội Cố ý làm trái, bị cáo cho rằng mình chỉ vi phạm ở việc ký nháy vào văn bản mua ụ nổi. "Đây là một trong những quy trình của cơ quan để mua ụ nổi", bị cáo Sơn nói.


Thẩm vấn bị cáo Trần Hải Sơn, chủ tọa phiên tòa hỏi: "Khi tham gia đoàn khảo sát mua ụ nổi, ai là trưởng đoàn?

-"Dạ, anh Trần Hữu Chiều ạ", bị cáo Hải Sơn trả lời.

Theo bị cáo Trần Hải Sơn, ông Chiều chịu trách nhiệm về đoàn khảo sát, và là người ký biên bản với các bên liên quan.
 

Tòa tạm cho Dương Chí Dũng nghỉ và chuyển sang thẩm vấn bị cáo Trần Hải Sơn.

Trả lời luật sư Ngô Ngọc Thủy, bị cáo Dũng mong muốn được Tòa làm rõ phía Cty ở Nga, và Singapore liên quan đến số tiền hơn 1,66 triệu USD. "Nếu họ có tài liệu chứng minh bị cáo nhận tiền này, bị cáo xin nhận luôn án tử hình ạ" - ông Dũng quả quyết.

Luật sư Trần Đình Triển tham gia xét hỏi bị cáo Dương Chí Dũng. Cũng theo luật sư Triển, quá trình điều tra, ông Dũng có văn bản đề nghị cơ quan điều tra tiến hành kê danh sách cuộc gọi giữa ông Dũng và Trần Hải Sơn, nhưng trong hồ sơ không thấy tài liệu này.

Lập tức, luật sư Triển bị Chủ tọa nhắc nhở: "Đề nghị luật sư đặt câu hỏi, không phân tích". Thấy vậy, ông Triển vội vàng, nhầm lẫn cả tên gọi của chủ tọa phiên tòa: "Xin lỗi ông... chủ tịch".

10:26

Theo bị cáo Dũng, khi vụ án khởi tố, ông này đã "quá sai" khi quyết định bỏ trốn sang Campuchia để tạm lánh. Ông Dũng cũng cho rằng, còn nhiều điều ở phiên sơ thẩm chưa được làm sáng tỏ và tiếp tục cho rằng mình không phạm tội tham ô.

10:20

- Bị cáo có nhận tiền của Sơn không?

- Dạ, bị cáo có trời đất biết, chỉ là ngày tết ngày nhất, anh ấy đến biếu chai rượu, phong bì tết thôi, chứ không có số tiền hàng tỷ như vậy ạ. Để xảy ra tội cố ý làm trái, và tham ô trong cơ quan, bị cáo được Đảng, Nhà nước giao phó, do vậy, bị cáo cảm thấy có lỗi, nên bán hết tài sản, đã nộp lại 4,7 tỷ đồng.

-Đến nay, Tòa chưa nhận được bất cứ tài liệu thể hiện việc bị cáo khắc phục 4,7 tỷ này. Vậy bị cáo khắc phục số tiền đó cho tội nào? Cố ý làm trái hay Tham ô?.

-Dạ, bị cáo cứ khắc phục chung thế, chứ không cụ thể ở tội nào ạ...

Tiếp tục thẩm vấn bị cáo Dũng, chủ tọa hỏi: - Thế bị cáo muốn xin giảm án về tội cố ý làm trái, lý do là gì?

-Dạ, bị cáo chỉ là người đại diện HĐQT, cũng không can thiệp, chỉ đạo vào bất cứ việc gì của Tổng giám đốc khi triển khai mua ụ nổi"2 phút.

10:06

Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn hỏi: "Chi phí việc mua ụ là bao nhiêu?". "Dạ, theo báo cáo của Tổng Giám đốc là trên 26 triệu USD, cả mua và sửa chữa" - bị cáo Dũng trả lời.

"Thế tiền lấy ở đâu" - chủ tọa tiếp. "Dạ, ban đầu là vay vốn ngân hàng, sau đó thành lập Cty cổ phần, lấy nguồn thu của cty để trả nợ" - bị cáo Dũng đáp. 

"Bị cáo thấy thế nào về hậu quả hơn 300 tỷ do mua ụ" ? "Dạ, bị cáo thấy sai rồi ạ".
 

10:00

Theo bị cáo Dương Chí Dũng, việc lập dự án mua ụ nổi 83M do Hội đồng quản trị Vinalines quyết định, và giao cho Tổng giám đốc Mai Văn Phúc triển khai.

Ông Dũng nại rằng, bản thân mình không chỉ đạo gì cụ thể trong việc mua ụ nổi, chỉ ký phê duyệt với tư cách đại diện cho Hội đồng quản trị.

  • Bị cáo Dương Chí Dũng trả lời thẩm vấn tại tòa. Ảnh: Bảo Thắng
  •  
  • 09:48 Bị cáo Dương Chí Dũng cũng cho biết, sẽ bổ sung thêm yêu cầu kháng cáo và trình bày trong quá trình xét xử vụ án. Bị cáo Dương Chí Dũng cho biết sẽ quyết chống án đến cùng tội tham ô. Theo bị cáo, ở cương vị chủ tịch HĐQT Vinalines, việc để xảy ra việc "lại quả" là có lỗi, tuy nhiên bị cáo cho rằng việc kết tội này liên quan danh dự nên bị cáo "đến chết cũng không nhận tội".  
  • Trước khi thẩm vấn, chủ tọa phiên tòa yêu cầu lực lượng dẫn giải cách ly ba bị cao Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, và bắt đầu xét hỏi bị cáo Dương Chí Dũng
  •   09:34 Theo bản án sơ thẩm, đầu năm 2006, Vinalines triển khai xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển ở phía Nam. Trong các hạng mục của tổng vốn đầu tư gần 6.500 tỷ đồng có mua, lắp đặt một ụ nổi (tàu biển) để phục vụ sửa chữa tàu.
  • Ông Dũng bị cáo buộc dù biết ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 đã hư hỏng nhiều, không còn khả năng hoạt động và đã bị cơ quan đăng kiểm của Nga cho dừng hoạt động từ năm 2006 nhưng vẫn ký quyết định phê duyệt cho mua. Tại thời điểm công an kiểm tra, ngày 17/5/2012, tổng tiền Vinalines đổ vào ụ nổi (cả mua bán, và sửa chữa, bảo quản...) hơn 525 tỷ đồng trong khi chưa đưa vào sử dụng. Cơ quan giám định kết luận, sai phạm trong việc mua ụ nổi đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 335 tỷ đồng. Trong thương vụ mua bán này, ông Dũng, Phúc, Sơn và Chiều bị cáo buộc chia nhau 1,666 triệu USD (hơn 28 tỷ đồng) - khoản "hoa hồng" lấy từ nguồn 9 triệu USD được bên môi giới chuyển lại theo thỏa thuận riêng. Cụ thể, ông Dũng, Phúc chia nhau mỗi người 10 tỷ đồng; Sơn hơn 5,8 tỷ đồng; Chiều nhận 340 triệu đồng. Kết thúc phần thủ tục, phiên tòa bắt đầu chuyển sang phần thẩm vấn. Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn bắt đầu tóm tắt lại nội dung vụ án cùng các nội dung kháng cáo.
  •   Sau 5 phút hội ý, chủ tọa phiên tòa cho rằng, trong quá trình xét xử, Tòa sẽ xem xét yêu cầu của luật sư về việc triệu tập nhân chứng (trong đó có người ở Liên bang Nga) được cho là có thể biết về tỷ lệ ăn chia cụ thể trong số tiền hơn 1,66 triệu USD liên quan trong vụ án. Đối với nhân chứng là lái xe của bị cáo Sơn, bị cáo này đã có lời khai trong quá trình điều tra. Do vậy, HĐXX quyết định tiếp tục xét xử vụ án.
  •   Sau khi các luật sư có ý kiến triệu tập nhân chứng, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn quyết định tạm dừng xét xử để hội ý.  
  • Luật sư Ngô Ngọc Thủy (bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng), cho rằng, đây là vụ án có bị cáo đang đối mặt với bản án cao nhất là tử hình. Vì thế, HĐXX cần xem xét đầy đủ các yếu tố, tài liệu liên quan đến vụ án. Luật sư Thủy cho rằng, đã cung cấp ý kiến của nhân chứng cho Tòa. Do vậy, yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng này là rất chính đáng, giúp HĐXX làm rõ bản chất vụ án.
  •  
  • Giống phiên sơ thẩm, các phóng viên tác nghiệp tại phòng riêng, theo dõi diễn biến vụ án qua màn hình tivi, đặt ở phòng bên cạnh hội trường xét xử.
  • Luật sư Thắng đề nghị HĐXX triệu tập thêm 3 nhân chứng (2 ở Nga, 1 lái xe của Trần Hải Sơn, người được cho đã chở Dương Chí Dũng khi bỏ trốn). Ngay sau đó, vị chủ tọa hỏi ý kiến đại diện cơ quan viện kiểm sát. Theo đó, kiểm sát viên này cho rằng, việc có thể triệu tập nhân chứng, có được là tốt. Tuy nhiên, những yêu cầu đó không nhất thiết, Tòa có thể tiếp tục vụ án
  • 08:58: Thẩm phán Tòa Phúc thẩm, TAND Tối cao Nguyễn Văn Sơn ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. Trước phiên xử, có đơn xin xử vắng mặt của chị Phan Thị Thảo - người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Trước đó, từ ngày 12-16/12/2013, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Dương Chí Dũng  và 9 người khác về các tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản".

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, ông Dương Chí Dũng bị tuyên phạt tử hình đối với tội danh "Tham ô tài sản" và 18 năm tù với tội danh "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

  Xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng  
  Dương Chí Dũng nói lời sau cùng tại phiên tòa sơ thẩm  

Bị cáo Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines) bị phạt cùng mức án như ông Dũng về cả hai tội danh.

Bị cáo Trần Hữu Chiều, Nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines) bị kết án 10 năm tù về tội Tham ô, 9 năm tù do Cố ý làm trái, tổng hợp là 19 năm tù.

Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) chịu 22 năm tù. Ở tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", bị cáo Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) bị phạt 4 năm tù; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines) lĩnh 7 năm tù, Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam) lĩnh 7 năm.

Ba bị cáo Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) mỗi người 8 năm tù.
Trao đổi với báo giới trước phiên tòa này, Luật sư Trần Đình Triển, Luật sư của ông Dương Chí Dũng cho biết đã gặp và bị cáo Dương Chí Dũng vào ngày hôm qua 21/4. Theo Luật sư Triển, ông Dương Chí Dũng đã có đơn nhận tội và xin khắc phục hậu quả để được giảm nhẹ hình phạt.

Trong đơn, bị cáo Dương Chí Dũng trình bày nhiều tình tiết được xem là giúp giảm nhẹ mức án phạt, như: bản thân là một cán bộ sinh ra trong một gia đình có nhiều công với Đảng và Nhà nước, có huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Trên cương vị là Chủ tịch HĐTV của Vinalines, nên khi xảy ra vụ mua Ụ nổi 83M là có lỗi của bị cáo Dương Chí Dũng. Ngoài ra, bị cáo Dũng cũng nhận tội “Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, dẫn đến việc mua ụ nổi cộng và chi phí sửa chữa lớn.

Vẫn theo Luật sư Triển, còn về tội danh “Tham ô tài sản” khi được đối tác nước ngoài “lại quả” 1,66 triệu USD (khoảng 28 tỉ đồng), bị cáo Dương Chí Dũng nói không biết gì và cũng nói không nhận một đồng nào trong vụ việc này.

Luật sư Triển cho biết, trước khi vào trại giam làm việc với Dương Chí Dũng, ông này đã có chuyến đi dài ngày tại Singapore nhằm thu thập thêm chứng cứ liên quan tới vụ án.

Cụ thể, trong chuyến đi này luật sư Triển đã gặp ông Goh Hoon Seow – Giám đốc điều hành Công ty Addpower Pte Ltd (doanh nghiệp bán chiếc ụ nổi 83M cho Vinalines) để làm rõ về khoản tiền “lại quả” 1,66 triệu USD. Theo đó, ông Goh khẳng định việc thương thảo mua ụ nổi được tiến hành giữa ông này và các cán bộ Vinalines.

Trong số này, ông Trần Hải Sơn – nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, là người đứng đầu. Ông Goh cũng cho biết mình chưa từng trao đổi, làm việc với Dương Chí Dũng

Luật sư Triển cho biết thêm, còn nhiều tình tiết cũng như chứng cứ mới sẽ được ông công bố tại phiên phúc thẩm (Theo Báo Thanh niên Online).

Cũng theo thông tin từ Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội  gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp tại cơ quan này 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ “đại án” tại Vinalines còn gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp được 3,5 tỷ đồng.

 

Cáo buộc phiên sơ thẩm đối với vụ án tại Vinalines

Theo bản án sơ thẩm, Dương Chí Dũng được xác định là chủ mưu, ký quyết định phê duyệt đầu tư Nhà máy, chỉ đạo Phúc, Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng, chỉ đạo tham ô 1,66 triệu USD, riêng bị cáo chiếm đoạt 10 tỷ đồng.

Mai Văn Phúc cầm đầu, chỉ đạo Chiều , Sơn lập khảo sát không đúng thực tế, ký hợp đồng thanh toán mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng. Thông qua việc mua bán này, bị cáo đồng phạm tham ô 28 tỷ đồng, chiếm riêng 10 tỷ đồng.

Chiều ký các văn bản dự án, trình Phúc để mua ụ nổi, thành viên đoàn khảo sát, báo cáo không đúng thực tế, ký nháy thanh toán hợp đồng mua ụ nổi, gây thiệt hại 366 tỷ đồng, qua đó tham ô hơn 28 tỷ, được chia 340 triệu.

Dương Chí Dũng cùng đồng phạm nghe tuyên án

Dương Chí Dũng cùng đồng phạm nghe tuyên án

Sơn tham gia khảo sát, ký nháy, để Chiều trình Phúc mua ụ nổi, gây thiệt hại 366 tỷ đồng, đồng phạm tham ô 28 tỷ, hưởng lợi hơn, 7,8 tỷ, Mai Văn Khang, cùng Sơn ký nháy, báo cáo khảo sát ụ nổi không đúng, giúp Sơn mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ, vai trò thấp hơn.

Loan, không ký yêu cầu thanh toán nhưng chỉ đạo cấp dưới làm các thanh toán, giải ngân 900.000 USD. Bà Loan biết lãnh đạo sai nhưng không ý kiến, thể hiện ý thức bỏ mặc cho hậu quả thiệt hại 366 tỷ đồng, giúp sức thấp nhất.

Lê Văn Dương, lập biên bản theo đề nghị Chiều, Sơn không đúng thực tế, giúp Vinalines mua ụ nổi gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng.

Huỳnh Hữu Đức, cho thực hiện làm thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho Vinalines nhập khẩu ụ nổi vào Việt Nam, nên phải chịu trách nhiệm gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng

Lê Ngọc Triện, kiểm tra chi tiết, phát hiện ụ nổi quá tuổi, nhưng vẫn tính thuế để chuyển cho Lê Văn Lừng, ký xác nhận, nhập khẩu ụ nổi. Các bị cáo Dũng, Phúc, Chiều là người lãnh đạo nhưng cố ý làm trái gây thiệt hại kinh tế lớn cho Nhà nước. Sơn không phải lãnh đạo Vinalines nhưng tiếp nhận ý chí của cấp trên, gây thiệt hại.

 
  (Trích phiên tòa sơ thẩm từ 12-16/4)  

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư