
-
Loạt sai phạm tại các mỏ khoáng sản ở Đà Nẵng: Đề nghị làm rõ trách nhiệm
-
Cảnh báo ẩn họa từ ứng dụng tích hợp AI và chiếc "váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
-
Rõ lộ trình gỡ khó tại 11 dự án BOT giao thông
-
Tạo điều kiện cho bị cáo tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
-
TP.HCM xây dựng mô hình liên ngành để chống lừa đảo trên không gian mạng -
Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ việc chung cư tại Goldmark City bị cắt nước cả tháng
Mới đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 13 bị cáo trong vụ án liên quan tới các vi phạm về đấu thầu, xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Tập đoàn AIC và các đơn vị liên quan.
Theo đó, phiên tòa sẽ được diễn ra từ ngày 17 đến ngày 24/3/2025, do Thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm Chủ tọa phiên tòa; đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội tham phiên tòa gồm 4 kiểm sát viên.
Liên quan tới vụ án, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (Tập đoàn AIC) Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
![]() |
Chủ tịch Tập đoàn AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn. |
Các bị cáo khác gồm: Nguyễn Trọng Đường, cựu Giám đốc VNCERT, cựu Vụ phó Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông; Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT, cựu Phó chánh văn phòng; Trần Duy Hiếu, Vụ phó Kế hoạch tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch tài chính; Trần Nguyên Chung, Trưởng phòng thuộc Cục an toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT;
Nguyễn Vũ Cường, Giám đốc và Mai Phương Nam, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Khang Phát; Đặng Xuân Minh, Giám đốc Công ty cổ phần Thẩm định giá BTC VALUE; Nguyễn Quốc Việt, thẩm định viên; Đỗ Văn Sơn, Trưởng ban Quản lý dự án 2 Công ty AIC; Nguyễn Văn Thế, Trưởng ban KT7 Công ty AIC.
Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn được xác định đã bỏ trốn, bị truy nã quốc tế song chưa có kết quả, nên phía cơ quan tố tụng quyết định đưa ra xét xử vắng mặt.
Trước đó, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng bị đưa ra xét xử vắng mặt trong 4 vụ án khác, liên quan đến các sai phạm về đấu thầu trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện ở nhiều tỉnh, thành và bị kết án tổng hợp 30 năm tù về các tội “đưa hối lộ”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao xác định, các sai phạm của các bị cáo xảy ra trong quá trình thực hiện dự án “Mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối Internet quốc tế”, do VNCERT làm chủ đầu tư.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu; gian lận trong việc lập hồ sơ dự thầu.
Theo đó, ngay tại giai đoạn tư vấn lập dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi, Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nhân viên liên hệ với các hãng bán hàng hỏi giá các thiết bị theo danh mục của chủ đầu tư đưa ra, sau đó cộng thêm 40% giá trị để ra giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Tại giai đoạn phát hành hồ sơ mời thầu, Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo kế toán trưởng là Đỗ Văn Sơn đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỷ đồng; đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái Công ty AIC) làm “quân xanh”.
Khi lập hồ sơ dự thầu, dù không đủ năng lực, song để đảm bảo hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu, Công ty AIC đã lập khống các tài liệu về hợp đồng lao động với một số nhân sự nhằm thể hiện năng lực chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin (tăng thời gian làm việc của nhân sự chủ chốt).
Cơ quan tố tụng xác định, Công ty AIC đã trúng gói thầu trên, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 17,2 tỷ đồng.
Mới đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 13 bị cáo trong vụ án liên quan tới các vi phạm về đấu thầu, xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Tập đoàn AIC và các đơn vị liên quan.
Theo đó, phiên tòa sẽ được diễn ra từ ngày 17 đến ngày 24/3/2025, do Thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm Chủ tọa phiên tòa; đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội tham phiên tòa gồm 4 kiểm sát viên.
Liên quan tới vụ án, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (Tập đoàn AIC) Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo khác gồm: Nguyễn Trọng Đường, cựu Giám đốc VNCERT, cựu Vụ phó Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông; Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT, cựu Phó chánh văn phòng; Trần Duy Hiếu, Vụ phó Kế hoạch tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch tài chính; Trần Nguyên Chung, Trưởng phòng thuộc Cục an toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT;
Nguyễn Vũ Cường, Giám đốc và Mai Phương Nam, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Khang Phát; Đặng Xuân Minh, Giám đốc Công ty cổ phần Thẩm định giá BTC VALUE; Nguyễn Quốc Việt, thẩm định viên; Đỗ Văn Sơn, Trưởng ban Quản lý dự án 2 Công ty AIC; Nguyễn Văn Thế, Trưởng ban KT7 Công ty AIC.
Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn được xác định đã bỏ trốn, bị truy nã quốc tế song chưa có kết quả, nên phía cơ quan tố tụng quyết định đưa ra xét xử vắng mặt.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao xác định, các sai phạm của các bị cáo xảy ra trong quá trình thực hiện dự án “Mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối Internet quốc tế”, do VNCERT làm chủ đầu tư.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu; gian lận trong việc lập hồ sơ dự thầu.
Theo đó, ngay tại giai đoạn tư vấn lập dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi, Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nhân viên liên hệ với các hãng bán hàng hỏi giá các thiết bị theo danh mục của chủ đầu tư đưa ra, sau đó cộng thêm 40% giá trị để ra giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Tại giai đoạn phát hành hồ sơ mời thầu, Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo kế toán trưởng là Đỗ Văn Sơn đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỷ đồng; đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái Công ty AIC) làm “quân xanh”.
Khi lập hồ sơ dự thầu, dù không đủ năng lực, song để đảm bảo hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu, Công ty AIC đã lập khống các tài liệu về hợp đồng lao động với một số nhân sự nhằm thể hiện năng lực chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin (tăng thời gian làm việc của nhân sự chủ chốt).
Cơ quan tố tụng xác định, Công ty AIC đã trúng gói thầu trên, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 17,2 tỷ đồng.
Đây là vụ án thứ 5 bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xử lý liên quan tới các vi phạm về đấu thầu. Trước đó, trong các vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM và Sở Y tế Bắc Ninh, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bị tuyên phạt tổng cộng 30 năm tù về các tội “đưa hối lộ”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

-
Xét xử vắng mặt Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5 -
Rõ lộ trình gỡ khó tại 11 dự án BOT giao thông -
Tạo điều kiện cho bị cáo tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 -
TP.HCM xây dựng mô hình liên ngành để chống lừa đảo trên không gian mạng -
Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ việc chung cư tại Goldmark City bị cắt nước cả tháng -
Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi -
Nhiều nhà đầu tư "sập bẫy" đường dây lừa đầu tư tiền ảo MPX
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu