-
Quảng Ninh tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ
Sáng nay, 23/10, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Y tế Quảng Ninh, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan.
Có 16 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AIC cùng anh trai là Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Phúc Hưng bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, bị cáo Nhàn và Nguyễn Hồng Sơn, cựu Phó tổng giám đốc Công ty AIC; Trương Thị Xuân Loan, cựu Trưởng ban Quản lý dự án 3 Công ty AIC; Nguyễn Thị Tích, Tổng giám đốc Công ty Mopha được xác định đang bỏ trốn, bị truy nã quốc tế.
Các gói thầu mua sắm tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh được xác định gây thiệt hại hơn 50 tỷ đồng cho Nhà nước. |
Các bị cáo là cựu cán bộ Sở Y tế bị đưa ra xét xử cùng tội danh trên gồm: Hoàng Đình Sơn, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình y tế; Nguyễn Quý Thịnh, cựu Trưởng phòng Hành chính tổng hợp; Phạm Ngọc Dũng, cựu chuyên viên Phòng kế hoạch - Tài chính.
Hai bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm Lương Văn Tám, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình y tế và Lê Thị Phú, cựu Phó phòng Quản lý giá, Sở Tài chính Quảng Ninh.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 23 đến 25/10. Hội đồng xét xử do thẩm phán Đặng Phúc Lâm làm chủ tọa; 5 kiểm sát viên tham gia kiểm sát xét xử và thực hành quyền công tố; 17 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Công ty AIC.
UBND tỉnh Quảng Ninh được xác định là bị hại; Công ty AIC và 13 doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức khác là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo hồ sơ vụ án, Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2009, tổng vốn đầu tư 135,645 tỷ đồng.
Đến năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sản - Nhi, tổng vốn đầu tư 238,131 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn, chia thành 6 gói thầu mua sắm trực tiếp.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới thông đồng với các cá nhân tại Sở Y tế, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh để trúng toàn bộ 6 gói thầu trên, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 50,6 tỷ đồng.
Cụ thể, Nhàn đã trực tiếp chỉ đạo cấp dưới móc ngoặc với các cá nhân tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình y tế (thuộc Sở Y tế Quảng Ninh), Sở Tài chính Quảng Ninh, tổ chức cho các “quân xanh”, “quân đỏ” đấu thầu, thông đồng về thông số kỹ thuật, cấu hình, đơn giá trang thiết bị y tế để trúng thầu.
Tiếp đó, các bị cáo liên hệ các hãng sản xuất, các đơn vị cung cấp thiết bị thuộc danh mục mua sắm trên để thu thập thông số kỹ thuật, cấu hình, đơn giá từng loại thiết bị; xác định lợi nhuận dự kiến để làm cơ sở cho việc xây dựng giá dự thầu nhằm bảo đảm mức lợi nhuận mong muốn của Công ty AIC khi trúng thầu.
Ngoài ra, để bảo đảm đủ năng lực tài chính tham gia dự thầu, Nguyễn Thị Thanh Nhàn còn chỉ đạo cựu Kế toán trưởng Đỗ Văn Sơn điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính các năm từ 2010 -2013 của Công ty AIC.
Sau đó, giao cho Nguyễn Hồng Sơn, Trương Thị Xuân Loan chỉ đạo, điều hành nhân viên Công ty AIC mua hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu cho Công ty AIC, Công ty Mopha (gọi là “Quân đỏ”) và các công ty khác (gọi là “Quân xanh”) để có đủ số lượng hồ sơ dự thầu theo quy định và tạo các điều kiện cần thiết cho Công ty AIC, Công ty Mopha trúng thầu.
Kết quả là Công ty AIC đứng tên trúng 4 gói thầu, tổng trị giá hơn 206 tỷ đồng, Công ty Mopha đứng tên trúng 2 gói thầu, tổng trị giá hơn 25,5 tỷ đồng.
Quá trình điều tra xác định, giá trị trang thiết bị 6 gói thầu tại thời điểm mở thầu so với giá trị đã quyết toán (số tiền hơn 237,3 tỷ đồng) có sự chênh lệch, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn 15 thiết bị khác trị giá 9,898 tỷ đồng không định giá được, do không thu thập được thông tin.
-
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 3: Tâm thư “thách đố” và mấu chốt chưa được mở -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”