
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo -
Mỹ - Trung đạt được "bước tiến đáng kể" trong đàm phán tại Geneva
![]() |
Cuối năm 2020, Xiaomi đã huy động được 3,91 tỷ USD, gồm cả việc chào bán cổ phiếu tại thị trường Hong Kong. Ảnh: Shutterstock |
Trong đó, Xiaomi - nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới - sẽ huy động 800 triệu USD từ phát hành trái phiếu đáo hạn vào năm 2031 với lãi suất 2,875% mỗi năm. Số tiền thu được sẽ được sử dụng vào "các mục đích chung của công ty", theo hồ sơ xin cấp phép.
Ngoài ra, hãng điện thoại thông minh Trung Quốc cũng sẽ phát hành 400 triệu USD dưới dạng "trái phiếu xanh" ở mức lãi suất 4,1% mỗi năm. Trái phiếu xanh là khoản nợ được phát hành để gây quỹ hỗ trợ các dự án môi trường. Xiaomi cho biết số tiền thu được đợt này sẽ dùng để tài trợ các dự án đủ điều kiện theo "khung tài chính xanh" của doanh nghiệp này.
Xiaomi liên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra toàn cầu và đang tìm cách thâm nhập vào các lĩnh vực mới như xe điện. Vào tháng 3, tập đoàn này tuyên bố sẽ khởi động mảng kinh doanh xe điện và đầu tư 10 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Cuối năm 2020, Xiaomi đã huy động được 3,91 tỷ USD, gồm cả việc chào bán cổ phiếu tại thị trường Hong Kong.
Xiaomi trước đó đã vướng vào căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào tháng 1/2021, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liệt Xiaomi vào danh sách "các công ty có quan hệ với quân đội Trung Quốc" (gọi tắt là CCMC). Điều này đồng nghĩa, người Mỹ sẽ không thể nắm giữ cổ phiếu của Xiaomi.
Đáp trả lại, hãng điện thoại thông minh Trung Quốc đã thách thức lại cáo buộc của chính quyền Trump tại tòa án. Vào tháng 3 vừa qua, một thẩm phán Mỹ đã "phong tỏa" lệnh cấm cản từ thời Tổng thống Trump.
Kế hoạch phát hành trái phiếu lần này của Xiaomi được đưa ra sau khi Bắc Kinh tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ. Trong năm qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một quy định pháp lý trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ tài chính (fintech) đến chống độc quyền và bảo vệ dữ liệu.
Mục tiêu gần đây của Bắc Kinh là siêu ứng dụng gọi xe Didi. Sau khi Didi niêm yết tại Mỹ vào tháng trước, giới chức Trung Quốc đã tiến hành cuộc đánh giá an ninh mạng đối với siêu ứng dụng này, đồng thời ra lệnh xóa ứng dụng của Didi khỏi các cửa hàng ứng dụng (app stores) của Trung Quốc.

-
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu -
CPI tháng 4/2025 của Mỹ thấp hơn dự báo -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới