
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 26/3/2025
-
[Emagazine] Agribank: 37 năm vững vàng nền tảng, sẵn sàng bứt tốc cho kỷ nguyên mới
-
Doanh nghiệp nhôm, thép rà soát xuất khẩu sang thị trường EU
-
Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Hải quan Thái Bình cập nhật thông tin, quy định về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp -
F.I.T Group hái quả ngọt sau 18 năm “Tiếp bước tinh hoa - Nâng tầm vị thế”
![]() |
Doanh thu từ xuất khẩu giày dép, túi xách năm 2022 đạt 28 tỷ USD, tăng hơn 6 tỷ USD so với năm ngoái. |
Sau năm 2021 tăng trưởng thấp do tác động nặng nề của đại dịch đổ ập vào trung tâm sản xuất lớn của ngành tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai..., năm 2022, ngành da giày, túi xách đã lập kỷ lục với kết quả xuất khẩu hơn 28 tỷ USD, cao hơn hàng tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 23,932 tỷ USD, tăng 34,8% còn túi xách, vali, ô dù đạt xấp xỉ 4,1 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
So sánh về giá trị tuyệt đối thì xuất khẩu giày dép các loại tăng thêm gần 6,2 tỷ USD so với năm ngoái (mức thực hiện năm ngoái chỉ 17,75 tỷ USD), còn túi xách, vali, ô dù tăng thêm hơn 1 tỷ USD (năm ngoái, mặt hàng này chỉ đạt 3,022 tỷ USD).
Nhìn lại kết quả sản xuất, kinh doanh của ngành năm vừa qua, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho hay, 3 quý đầu năm 2022 xuất khẩu toàn ngành tăng tốc mạnh mẽ, nhưng từ quý IV/2022 tình hình thị trường chuyển biến xấu, đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải cho lao động luân phiên nghỉ việc.
Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành sang các khu vực thị trường vẫn tăng trưởng tốt: Mạnh nhất là Nam Mỹ, 11 tháng năm 2022 tăng 50,5% và liên tục tăng tại các khu vực khác như Bắc Mỹ 39,1%, châu Âu 47,5%, châu Á 28,4%, châu Đại Dương 39,4%.
Năm qua, Mỹ là thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam, đạt 10,722 tỷ USD, tăng 37,3% so với 11 tháng năm 2021; thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 đạt 1,659 tỷ USD, tăng 8,6%; Bỉ là thị trường đứng thứ 3 với 1,613 tỷ USD, tăng 51,0%.
Không chỉ lập kỷ lục về tăng trưởng cao, sản phẩm giày dép, túi xách đã tiến mạnh sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhờ đó, tăng tận dụng ưu đãi thuế quan.
Trong số các nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu, giày dép là ngành có tỷ lệ kim ngạch xuất đi EU được hưởng ưu đãi thuế quan cao nhất. Theo Lefaso, EVFTA góp phần rất tốt trong thành tích xuất khẩu của ngành da giày nhìn ở cả con số tăng trưởng, gia tăng thị phần và hưởng ưu đãi.
Nếu trước khi EVFTA có hiệu lực, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường EU chiếm vào khoảng 22 - 23%, nhưng sau 2 năm thực thi EVFTA đã tăng lên 26%. Các thị trường có FTA như CPTPP, UKVFTA, VKFTA...đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số trong năm qua.
Hiện lạm phát toàn cầu, đặc biệt ở Mỹ, EU khiến các đơn hàng của ngành da giày sụt giảm, khó khăn này được dự báo sẽ kéo dài đến quý II/2023. Thực tế này sẽ gây cản trở cho quá trình tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu của ngành.
Trong bối cảnh một số thị trường xuất khẩu lớn bị thu hẹp, nhu cầu giảm, các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục phân tích thông tin thị trường để lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh linh hoạt với thực tế đơn hàng. Các doanh nghiệp đang hy vọng khó khăn sẽ kéo dài cùng lắm đến giữa năm, để sản xuất, xuất khẩu tiếp tục tăng tốc.
Với lợi thế về thu hút nguồn vốn FDI vào sản xuất trong hơn thập kỷ qua, ngành da giày Việt Nam vẫn là địa chỉ cung ứng giày dép tin cậy cho các Tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu.
Hiện, Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á, và thứ tư trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam chỉ đứng sau thị trườngTrung Quốc, hàng năm xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang nhiều thị trường trên thế giới, trong đó nhiều hãng giày lớn như Nike, Adidas cho biết tiếp tục tính toán để mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Tập đoàn Adidas đã có những kết quả kinh doanh hết sức tích cực trong năm 2022 và Việt Nam tiếp tục là địa bàn chiến lược của Adidas. Việt Nam là nguồn cung ứng quan trọng nhất cho Adidas.
Việt Nam cũng là địa chỉ sản xuất lớn của Tập đoàn Nike (Mỹ), hiện nay, Nike sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày mỗi năm và 50% trong số đó được sản xuất tại Việt Nam, 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng từ Việt Nam .

-
Găng tay cao su Việt Nam bị đề nghị điều tra bán phá giá tại Ấn Độ -
Hải quan Thái Bình cập nhật thông tin, quy định về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp -
F.I.T Group hái quả ngọt sau 18 năm “Tiếp bước tinh hoa - Nâng tầm vị thế” -
Tình trạng “bất cân xứng” trong việc thực hiện thủ tục hành chính -
Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam sẽ xếp hạng năng lực nhà thầu Việt -
Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy -
Thái Bình: Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ
-
Stown Gateway ra mắt chính sách thanh toán 0 đồng đến khi nhận nhà
-
Yên Bình New Horizon bùng nổ giao dịch ngay tại dự án mỗi ngày
-
Công bố Top 10 ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025