Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Xuất khẩu chịu nhiều tác động bất lợi bởi dịch bệnh virus Corona
Thế Hải - 05/02/2020 16:31
 
Virus Corona đang bùng phát khắp toàn cầu đã và đang tiếp tục mang đến những thiệt hại nặng nề cho nhiều lĩnh vực trong đó có xuất nhập khẩu, đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc.

Virus Corona đang bùng phát khắp toàn cầu đã và đang tiếp tục mang đến những thiệt hại nặng nề cho nhiều lĩnh vực xuất nhập khẩu, hàng không, du lịch. Các lĩnh vực này sẽ "ngấm đòn" trước tiên.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh, hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động xấu liên quan đến viirus corona vì nhiều nguyên nhân.

Trước tiên là nhu cầu tiêu thụ giảm. Đơn cử như chuỗi Starbucks ở Trung Quốc đã đóng cửa rất nhiều cửa hàng dẫn đến nhu cầu về cà phê giảm. Bên cạnh đó là những chuỗi cửa hàng như McDonald, KFC đặc biệt là ở Vũ Hán ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cá philê trắng. Hoặc các nhà hàng khác ở Trung Quốc cũng vắng khách dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung giảm.

Cụ thể, hoạt động giao thương có thể gặp khó khăn do hạn chế qua lại biên giới, cửa khẩu và gián đoạn nguồn cung tại tỉnh Hồ Bắc, trong bối cảnh nhằm kiểm soát dịch, các biện pháp liên quan đến thắt chặt qua lại biên giới có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Do vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc có thể gặp khó khăn.

Với rủi ro nói trên, các ngành nghề xuất khẩu theo đường biên giới trên bộ và tiểu ngạch sang Trung Quốc như nông sản, thủy sản, thực phẩm… sẽ chịu tác động đáng kể trong ngắn hạn.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội nghị Thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh corona diễn ra chiều 3/2 cho biết, hàng trăm xe container thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc hiện đang ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn và Lào Cai do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường cho biết, virus corona gây bệnh viêm phổi cấp đang tác động tiêu cực, tổn thương nghiêm trọng đến xuất nhập khẩu nông lâm sản, thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

Theo ông Cường, Trung Quốc là thị trường khổng lồ tiêu thụ nông sản Việt Nam nhưng hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi cấp, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như rau quả, thủy sản đang bị ngừng trệ và ảnh hưởng đến việc đàm phán mở cửa cho nhiều mặt hàng nông sản khác.

Cần phải nói thêm, với dưa hấu và thang long, thị trường đầu ra của 2 sản phẩm này gần như chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tại thời điểm này, Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vẫn đang dừng giao dịch hàng hóa của doanh nghiệp, cư dân trên toàn tuyến biên giới, đóng các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới từ ngày 31/1 đến 8/-2 để ứng phó với dịch viêm phổi cấp do nhiễm virus corona. Văn phòng Ủy ban điều phối kinh tế - thương mại - đối ngoại thị trấn Bằng Tường cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị khoảng 10km cũng đóng cửa các cặp chợ biên giới giữa hai tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc).

Như vậy, trong số 12 cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, 9 cửa khẩu phụ - cặp chợ biên giới do các địa phương quản lý đã đóng cửa để chống dịch viên phổi cấp do nhiễm virus corona. Hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Đồng Đăng và cửa khẩu song phương Chi Ma do trung ương quản lý vẫn tiếp tục hoạt động.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng nhấn mạnh về hạm vi ảnh hưởng là tương đối rộng của virus corona đến các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. "Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu qua đường bộ, tạm gọi là thương mại biên giới, giữa Việt Nam và Trung Quốc có giá trị 7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu qua đường chính thức khoảng 3,7 tỷ USD và theo đường trao đổi cư dân khoảng 1 tỷ USD. 

Bộ Công Thương cho hay, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay chỉ có thể xuất khẩu qua cửa khẩu phụ. Do vậy, việc lùi thời gian mở cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các loại nông sản này, đặc biệt là các mặt hàng đang vào vụ thu hoạch như dưa hấu, thanh long.

Mặt khác, do tình hình lưu thông giữa các địa phương của Trung Quốc cũng gặp khó khăn vì các biện pháp chống dịch nên một số doanh nghiệp Trung Quốc có thể có động thái giãn tiến độ thực hiện các đơn hàng mua thanh long của Việt Nam.

Để tránh ùn ứ cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Bộ Công Thương đang tích cực vận động một số chủ hàng chuyển đổi hình thức giao thương từ trao đổi cư dân sang xuất khẩu chính ngạch. Đối với hàng hóa không thể đi theo đường chính ngạch, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc khi chợ biên giới mở cửa trở lại.

Về giải pháp trước mắt, Bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo ngành công thương thúc đẩy tiêu thụ nội địa; đồng thời, kêu gọi người dân sử dụng nông sản trong nước…

Không chỉ riêng nông thủy sản, một số mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc cũng lo bị ảnh hưởng. Đơn cử như ngành sợi, với giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD/năm sang thị trường này lo không bán được hàng bởi các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc chưa mở cửa trở lại.

"Theo lịch của Chính phủ Trung Quốc thì các nhà máy sẽ nghỉ đến 9/2, như vậy đã chậm một tuần so với thông thường rồi. Khi các nhà máy dệt vải của họ chưa làm việc lại thì không dễ để xuất khẩu được sợi", ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết.

Bộ Công Thương: Ngăn chặn dịch cúm corona, sớm có giải pháp hỗ trợ giao thương, xuất khẩu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc ngăn chặn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư