
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Xuất khẩu của khối DN FDI từ đầu năm đến 15/5 đạt 98,8 tỷ USD, xuất siêu 10,3 tỷ USD. |
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 187,3 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 23,44 tỷ USD) so với cùng kỳ.
Trong khi đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 83,26 tỷ USD, tăng 17,8% (tương ứng tăng 12,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 5/2022 đạt 9,24 tỷ USD, giảm 30,1%, tương ứng giảm 3,97 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 4/2022.
Tính đến hết ngày 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 98,8 tỷ USD, tăng 13,3%, tương ứng tăng 11,63 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 5/2022 đạt 9,77 tỷ USD, giảm 3,3% (tương ứng giảm 331 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 4/2022.
Lũy kế đến 15/5, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp này đạt 88,5 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 11,81 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 65,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Như vậy, ngược với tình trang thâm hụt thương mại chung của cả nước (223 triệu USD), tính từ đầu năm đến 15/5, các doanh nghiệp FDI xuất siêu 10,3 tỷ USD.
Hiện doanh nghiệp FDI đóng góp lớn trong tất cả nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, từ điện thoại và linh kiện; máy vi tính, máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép...
Năm 2021, xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, khối doanh nghiệp FDI vẫn là trụ cột chính của xuất khẩu. Bộ Công thương đánh giá, dù xuất khẩu tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) đạt 247,5 tỷ USD tăng 21,1%, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước ước đạt gần 89 tỷ USD, tăng 13,4%, thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước (19%) và chỉ chiếm 26,4% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2020 chiếm 27,7%).
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu