
-
Hòa Phát và SMS group ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray hiện đại nhất châu Âu
-
AIG tiếp tục khẳng định giá trị nông sản Việt tại Thaifex 2025
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 28/5/2025
-
FPT, Vietjet cùng nhiều tập đoàn lớn dự Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp
-
Cách khai thủ tục hải quan trên Hệ thống Ecus6 khi VNACCS/VCIS gặp sự cố -
Đã đến lúc doanh nghiệp Việt chủ động định hình xu hướng nội thất kiến trúc mang bản sắc riêng
![]() |
Ngân hàng Standard Chartered dự báo, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 535 tỷ USD vào năm 2030. |
Theo báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered mang tên “Tương lai thương mại 2030: Các xu hướng và thị trường cần quan tâm”, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 17.400 tỷ USD lên 29.700 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Báo cáo cho biết, Việt Nam là một thị trường quan trọng đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân hơn 7% mỗi năm và đạt hơn 535 tỷ USD vào năm 2030.
Cũng theo báo cáo này, có 41% các doanh nghiệp toàn cầu được khảo sát hiện đang có hoạt đông sản xuất tại Việt Nam hoặc có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới. Điều này cho thấy, Việt Nam sẽ là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng thương mại toàn cầu trong 10 năm tới.
Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm tỷ lệ 26% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030. Còn Ấn Độ là thị trường có thể mang đến cho Việt Nam mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt trung bình 11% mỗi năm từ 2020 đến 2030.
Với hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam nổi lên là một cơ sở sản xuất quan trọng. Các lĩnh vực máy móc và thiết bị điện; dệt may; nông nghiệp và thực phẩm sẽ đóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu đến năm 2030 với tỷ trọng lần lượt đạt 40%, 21% và 15% và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 6,4 đến 8,1%.
Các lĩnh vực đóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu đến năm 2030:
Lĩnh vực | Tỷ trọng xuất khẩu đến năm 2030 | Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 2020-2030 |
Máy móc và thiết bị điện | 40% | 6,4% |
Dệt may | 21% | 6,4% |
Nông nghiệp và thực phẩm | 15% | 8,1% |
Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, bà Michele Wee đánh giá, với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu và chính sách cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư".
Ngoài ra, nỗ lực hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do như Việt Nam – EU, Việt Nam – Anh Quốc, CPTPP và RCEP đang mang đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi, giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị ở các lĩnh vực cũng như tạo ra việc làm yêu cầu tay nghề cao.
"Chính những yếu tố nêu trên, đã tạo niềm tin doanh nghiệp lạc quan về triển vọng tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong tương lai", bà Michele Wee nhận định.
Báo cáo này cũng đưa ra dự báo thương mại toàn cầu sẽ được định hình bởi 5 xu hướng chính: việc áp dụng rộng rãi các chuẩn mực về thương mại công bằng và bền vững; sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các rủi ro được đa dạng hóa hơn; tăng cường số hóa và quá trình tái cân bằng hướng tới các thị trường đang nổi có mức tăng trưởng cao.
Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thập niên tới. Mặc dù quá trình tăng trưởng chú trọng vào thị trường nội địa đang được thúc đẩy trong thời gian gần đây, các hành lang thương mại trong tương lai sẽ không chỉ gói gọn trong khu vực mà sẽ vươn ra toàn cầu, như châu Phi – Đông Á, ASEAN – Nam Á, Đông Á – châu Âu, Đông Á – Trung Đông, Đông Á – châu Âu, Nam Á – Hoa Kỳ.
Châu Á, châu Phi và Trung Đông sẽ chứng kiến sự gia tăng trong nguồn vốn đầu tư. 82% những người được khảo sát cho biết họ đang xem xét đặt các địa điểm sản xuất mới tại những khu vực này trong 5 đến 10 năm tới. Điều này hỗ trợ cho xu hướng tái cân bằng ở các thị trường đang nổi và mức độ đa dạng hóa rủi ro chuỗi cung ứng được mở rộng hơn.
Báo cáo cũng chỉ ra một xu hướng quan trọng, đó là sự gia tăng của tiêu dùng thông minh và việc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại bền vững nhằm giải quyết quan ngại về biến đổi khí hậu.


-
Tỷ phú Trần Đình Long: Đường sắt tốc độ cao là cơ hội nghìn năm có một cho ngành sản xuất công nghiệp trong nước
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tuyên chiến với tư duy “không quản được thì cấm” - Bài 1: Đoạn trường đợi... được làm
-
Hòa Phát và SMS group ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray hiện đại nhất châu Âu
-
AIG tiếp tục khẳng định giá trị nông sản Việt tại Thaifex 2025
-
Doanh nghiệp kỳ vọng Nghị quyết 68 tạo bứt phá từ thể chế và con người -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 28/5/2025 -
VCCI kiến nghị bỏ loạt quy định "làm khó" doanh nghiệp xuất khẩu gạo -
Viglacera duy trì cổ tức 22%, triển khai mạnh mảng KCN và nhà ở xã hội -
FPT, Vietjet cùng nhiều tập đoàn lớn dự Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp -
Liên kết chiến lược giữa Petrovietnam và Hòa Phát: Nâng tầm công nghiệp quốc gia -
Cách khai thủ tục hải quan trên Hệ thống Ecus6 khi VNACCS/VCIS gặp sự cố
-
VietinBank tiên phong tinh gọn mạng lưới, tối ưu trải nghiệm cho khách hàng trên nền tảng số
-
Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 6/2025
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số