
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023 |
Tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, trong điều kiện thị trường khó khăn vì tổng cầu giảm, lạm phát cao tại nhiều nền kinh tế lớn, doanh nghiệp xuất khẩu càng phải nắm bắt nhanh thông tin để điều chỉnh hoạt động sản xuất cho phù hợp với tình hình thị trường.

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên

Trong điều kiện đơn hàng xuất khẩu suy giảm như hiện nay, Bộ trưởng đã giao "nhiệm vụ" cho các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phải tìm ra các giải pháp để tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu để năm 2023 đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6%.
Những khó khăn về thị trường, cầu hàng hóa suy giảm đã tác động ngay đến hoạt động xuất khẩu của nước ta. Đơn hàng xuất khẩu với nhiều ngành hàng chủ lực đã sụt giảm thấy rõ thông qua kết quả xuất khẩu trong tháng đầu năm 2023.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tháng 1 năm 2023 ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6%, so với tháng trước và giảm 21,3% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, kim ngạch xuất hẩu hàng hóa đạt 31,9 tỷ USD, tăng 11,6%, như vậy, về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 năm nay đã giảm gần 7 tỷ USD.
Có thể thấy, đà giảm xuất khẩu trong tháng 1 thể hiện ở tất cả các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch vài chục tỷ USD/năm của Việt Nam, từ điện thoại giảm 18,6%,, máy tính giảm 11,5%, máy móc thiết bị giảm 25,2%...cho tới nhóm hàng nông thủy sản như thủy sản giảm 30%, cà phê giảm 29,2%, gạo giảm 17,4%...
Chỉ một số ít nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng trong tháng 1/2023, như dầu thô tăng gần 10%, rau quả tăng 3%, dây cáp điện và thiết bị tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Ngoài nguyên nhân tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, mặt khác kinh tế thế giới khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm, dẫn tới đơn hàng mới giảm, tác động trực tiếp đến kết quả xuất khẩu.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho hay, trước những khó khăn thách thức của kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế năm 2023, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2023 phê duyệt 76 đề án xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương, bao gồm tổ chức tham gia hội chợ triển lãm có uy tín tại nước ngoài, tổ chức đoàn giao thương tại nước ngoài và đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam mua hàng...
Đơn hàng xuất khẩu suy giảm, nhưng rào cản thương mại được dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn trong thời gian tới. Nhưng khó khăn chưa dừng lại khi nhiều thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam trong khối EU, hay khu vực thị trường thuộc hiệp định CPTPP, UKVFTA tiếp tục đưa những thay đổi quan trọng trong các quy định về hàng hóa nhập khẩu.
Chẳng hạn, thị trường EU nhập khẩu hơn 46 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong năm ngoái cũng đã ban hành các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU, buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải lưu ý để đáp ứng quy định.
Tin vui là các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% tại lần thông báo trước như rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát của EU, nhưng sản phẩm đậu bắp sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%. Hay thanh long và mỳ tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%.
Còn theo thông tin từ bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm khớp nối bằng đồng của Việt Nam xuất khẩu sang Canada cần để ý những quyết định mới của Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) về việc có tiếp tục áp thuế chống phá giá/trợ cấp lên sản phẩm này của Việt Nam, sau khi CBSA đã đánh giá hết hạn về kết luận điều tra vụ việc chống phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm này.

-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn