
-
Thương mại Việt Nam với châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 475 tỷ USD
-
Tháng đầu năm 2023, Xổ số kiến thiết Cần Thơ đạt doanh thu gần 520 tỷ đồng
-
Sabeco bứt phá với tinh thần “Đi lên cùng nhau“
-
Công nghiệp hỗ trợ: Cần cải thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp
-
EVNNPC: Vượt thách thức, đảm bảo điện an toàn -
Xuất khẩu sắt thép cả năm 2022 giảm 3,8 tỷ USD so với 2021
![]() | ||
Xuất khẩu sang EU gặp nhiều rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm |
Sáng nay (31/7), Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ Doanh nghiệp tổ chức hội thảo “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động xuất khẩu rau củ quả Việt Nam sang thị trường châu Âu”.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đang giảm khá mạnh.
Cụ thể, giai đoạn 2005 - 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng rau quả Việt Nam đều tăng trưởng khá, trung bình khoảng 300 triệu USD/năm.
Năm 2011, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch kỷ lục 630 triệu USD, tăng 35,5% so với năm 2010, đưa Việt Nam lọt vào nhóm 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, hiện xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU đang có dấu hiệu giảm sút. Trong năm 2012, xuất khẩu rau quả tăng trưởng chậm lại do vướng mắc các quy định về chất lượng của các nước nhập khẩu, đạt xấp xỉ 829 triệu USD, chỉ tăng 33,4% so với năm 2011. Trong đó, nguyên nhân chính là nhiều lô hàng xuất khẩu vào thị trường này vi phạm các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do vậy, tại Hội thảo sáng nay, các chuyên gia đến từ dự án EU-MUTRAP đã thảo luận các biện pháp để giải quyết những khó khăn thách thức của lĩnh vực xuất khẩu rau quả vào thị trường EU.
Đồng thời, thông tin về các thay đổi mới của luật vệ sinh an toàn thực phẩm EU, giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập khẩu, đăng ký giấy phép đồng thời tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường EU.
Để thúc đẩy xuất khẩu rau quả, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và phải có nhiều giải pháp chủ động để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời phải tích cực đáp ứng những yêu cầu mà nước nhập khẩu đưa ra. Việc thực hiện nghiêm ngặt, chuẩn xác các quy định về VSATTP là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên vị thế bền vững của mặt hàng rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hà Tâm
-
Sabeco bứt phá với tinh thần “Đi lên cùng nhau“ -
Công nghiệp hỗ trợ: Cần cải thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp -
EVNNPC: Vượt thách thức, đảm bảo điện an toàn -
Ngành da giày phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 38 - 39 tỷ USD -
Xuất khẩu sắt thép cả năm 2022 giảm 3,8 tỷ USD so với 2021 -
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ: Nỗ lực vượt bậc để hoàn thiện các công trình -
Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"