
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam
-
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
![]() |
Dự báo, xuất khẩu rau quả 4 tháng cuối năm 2019 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, gây khó cho hoàn thành mục tiêu xuất khẩu. |
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 2,53 tỷ USD, giảm gần 6% so với 8 tháng 2018.
Cụ thể, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc 7 tháng qua chỉ đạt 1,6 tỷ USD, chiếm trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài thị trường chủ đạo Trung Quốc, rau quả của Việt Nam cũng xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Australia, với mức tăng khá so với cùng kỳ. Chẳng hạn, 8 tháng qua, xuất khẩu sang EU 87,2 triệu USD, tăng 34,4%, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 13,5%, đạt 83,99 triệu USD, xuất sang Hàn Quốc cũng tăng 13%, đạt 76,64 triệu USD...
Rau quả xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á cũng bị sụt giảm sâu, đạt 82,79 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất sang Thái Lan giảm 14,4%, còn 28 triệu USD, Malaysia giảm mạnh 44%, còn 17,6 triệu USD, Campuchia giảm 28,6%, còn 1,5 triệu USD…
Dự báo, xuất khẩu hàng rau quả những tháng cuối năm 2019 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang gây tâm lý lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư.
Trong đó, thị trường quan trọng nhất là Trung Quốc đã siết nhập khẩu tiểu ngạch, trong khi Việt Nam mới có 9 loại trái cây được phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu, gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và mới đây là măng cụt.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết, dù giá trị xuất khẩu sang Mỹ, EU, Australia...tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp được cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc, bởi 70% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này. Do đó, khả năng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu trong các tháng còn lại của năm 2019 là rất khó khăn.
Năm 2018, ngành rau quả mang về 3,81 tỷ USD, trong đó 2,78 tỷ USD là xuất sang Trung Quốc. Để đạt được giá trị xuất khẩu bằng năm 2018, trong 4 tháng còn lại, trung bình mỗi tháng phải đạt 250 triệu USD, nhưng trong điều kiện Trung Quốc thắt chặt kiểm dịch, tăng rào cản với hàng nông sản nhập khẩu, hạn chế nhập tiểu ngạch...thì đường xuất khẩu rau củ càng bị thu hẹp lại.

-
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025 -
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao