-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Thị trường chủ lực
“Chúng tôi sẽ tiếp tục chinh phục Mỹ, Australia, Nhật Bản… để gia tăng sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới, khi các dây chuyền của nhà máy sản xuất mới chạy hết công suất”. Ông Phan Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Phúc An Nhiên (TP.HCM) đã cho biết như vậy khi nói về câu chuyện khai thác thị trường xuất khẩu.
Ba thị trường được ông Kiên nhắc tới hiện đang chiếm 70% trong tổng giá trị xuất khẩu bún, phở khô, miến khô và bánh tráng các loại của Phúc An Nhiên.
APEC hiện chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Trong ảnh: Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Dệt kim Đông Xuân. |
Tại nhiều doanh nghiệp khác, tỷ trọng nắm giữ của các thị trường lớn này cũng có phần tương tự bởi cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam hiện đang tập trung vào một số thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... - những nền kinh tế có quy mô lớn trong APEC.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có 8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trên 1 tỷ USD.
Dẫn đầu là dệt may với kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 9,25 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 30% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ. Đây cũng là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) khẳng định, tăng trưởng xuất khẩu dệt may hầu hết là nhờ vào các thị trường chính yếu thuộc các nền kinh tế APEC, lần lượt là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Trong khi đó, giày dép xuất khẩu sang Mỹ 9 tháng qua đạt 3,76 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 12% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam sang Mỹ.
Cụ thể, thị trường Mỹ đạt 38,1 tỷ USD, tăng 10%; Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29% và Trung Quốc đạt 21,8 tỷ USD.
Điện thoại các loại và linh kiện dù giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước vẫn duy trì kim ngạch 2,89 tỷ USD.
Chớp thời cơ tăng xuất khẩu
Theo Bộ Công thương, APEC với 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 59% dân số, hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu là thị trường đặc biệt rộng lớn và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và khai thác. Các nền kinh tế APEC hiện chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu của Việt Nam.
Xu hướng thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại trong APEC đã mở ra nhiều cơ hội to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho hay, thực tế những năm qua đã cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng tương đối hiệu quả cơ hội tiếp cận và khai thác thị trường châu Á - Thái Bình Dương mang lại từ hợp tác APEC, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nền kinh tế thành viên không ngừng tăng lên, từ 98,37 tỷ USD trong năm 2014 đã tăng lên trên 119,69 tỷ USD trong năm 2016.
Cũng theo thống kê của Bộ Công thương, hiện 13/15 các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam là được ký với 18 nền kinh tế thành viên APEC. Bảy nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam lần lượt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc, Malaysia và Singapore.
Đơn cử, nhờ chớp thời cơ xuất khẩu, 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 475 triệu USD, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu thủy hải sản truyền thống ngày càng khó tính, thị trường Hàn Quốc dường như cởi mở hơn với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 cho biết, nửa đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của Công ty sang thị trường Hàn Quốc đạt 20 triệu USD, trong tổng số 95 triệu USD xuất đi các thị trường khác. F17 có khoảng 2.000 công nhân, doanh thu thuần năm 2016 đạt 1.107 tỉ đồng, tăng 37,9% so với năm 2015. “Hàn Quốc tiếp tục là thị trường trọng tâm để gia tăng xuất khẩu của Công ty trong 2017-2018 và những năm tiếp theo”, đại diện Công ty nói.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu