
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị cao. Ảnh: Đ.T |
Hàng chế biến, chế tạo tăng tốc
Gần 1,8 tỷ USD máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu thành công sang Mỹ trong tháng 1/2024, tăng gần 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là máy móc thiết bị, điện thoại mang về lần lượt 1,56 tỷ USD và 1,4 tỷ USD, dệt may 1,32 tỷ USD.
Sự phục hồi đơn hàng tại thị trường hơn 340 triệu dân, có mức tiêu thụ cao, đã góp phần mang về doanh thu 17,4 tỷ USD cho xuất khẩu chỉ trong 2 tháng đầu năm, tăng gần 34% so với cùng kỳ.
Nhìn vào kết quả này, có thể thấy, hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao (hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh), các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Nhiều năm liên tiếp, Mỹ là điểm đến quan trọng của hàng Việt. Năm 2023, dù chịu nhiều tác động từ suy giảm kinh tế, lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu, nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu gần 97 tỷ USD hàng đi Mỹ.
Với lượng hàng hóa xuất khẩu có giá trị gần 110 tỷ USD và 97 tỷ USD trong 2 năm gần nhất (2022 - 2023), Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD/năm và giữ vững vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
“Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hướng về các thị trường ASEAN, giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) nói.
Kỳ vọng thương mại song phương 200 tỷ USD
Thương mại song phương Việt - Mỹ đã tăng 300 lần, từ 450 triệu USD năm 1995, lên 124 tỷ USD vào cuối năm 2022. Với sự kiện nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023, thực hiện các trụ cột hợp tác bao phủ nhiều lĩnh vực, là nền tảng để thương mại song phương sớm đạt 200 tỷ USD.


Theo các nhà nghiên cứu về thương mại quốc tế, với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Mỹ có thể công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, qua đó giúp hai nước hưởng nhiều lợi ích kinh tế hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ nỗ lực thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), việc được công nhận quy chế thị trường sẽ giúp Việt Nam gia tăng thương mại và đầu tư với Mỹ.
Khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, có thể khuyến khích các công ty Mỹ đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, giá nhập khẩu thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có thể cho phép các công ty Mỹ tăng sản lượng và sản xuất tại Việt Nam.
Đổi lại, lợi ích mà các công ty Mỹ có được là cơ hội tiếp cận thị trường và xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, máy móc, máy bay và dược phẩm. Tất cả đều góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Quan trọng hơn, việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam cũng sẽ góp phần giảm bớt các rào cản thương mại, giúp doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng thương mại, thì những vụ kiện phòng vệ thương mại mà phía Mỹ khởi kiện hàng Việt cũng tăng nhanh chóng, mục tiêu để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước sự đổ bộ của hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Năm 2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 16 vụ việc khởi xướng mới đối với pin mặt trời, tủ gỗ, một số sản phẩm thép, hóa chất… bên cạnh nhiều vụ việc đang tiếp tục được điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ. Phần lớn vụ việc khởi xướng trong năm 2023 do Mỹ thực hiện. Lũy kế đến thời điểm này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của khoảng 240 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu là chủ động lưu trữ hồ sơ, dữ liệu các lô hàng. Trong từng vụ việc, nên hợp tác với cơ quan điều tra để chứng minh là mình không bán phá giá, không nhận trợ cấp… Thường xuyên để ý danh sách các mặt hàng trong diện cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.
Thực tế, một số vụ việc, qua kháng kiện, Mỹ đã kết luận nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower