
-
Doanh nghiệp ngoại tìm kiếm cơ hội tại thị trường y dược tỷ USD Việt Nam
-
Vải thiều Việt Nam vào hệ thống bán lẻ Costco, Mỹ
-
WTO: Bảo hộ thương mại gia tăng trên phạm vi toàn cầu
-
Xuất nhập khẩu tiến gần mốc 500 tỷ USD
-
Chống hàng giả, hàng lậu: Kiểm tra diện rộng các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, nguy cơ bị làm giả cao -
Chanh dây được kỳ vọng sớm tiến vào nhóm trái cây tỷ USD
Làn sóng điều chỉnh ngắn hạn
Từ tháng 4/2025, sau khi Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch áp mức thuế tạm thời 10% với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, các doanh nghiệp thuỷ sản đã đẩy mạnh giao hàng sang Mỹ trong tháng 4 và đầu tháng 5 nhằm tránh rủi ro bị áp thuế cao hơn sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn 90 ngày áp thuế tạm thời.
Kết quả là kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 5 vẫn đạt gần 160 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, hoạt động giao hàng đã giảm dần từ sau ngày 20/5 để đề phòng rủi ro thương mại.
Ngoài ra, áp lực về chi phí, biến động thị trường và sự thiếu chắc chắn về chính sách khiến hoạt động giao dịch chậm lại, gây ảnh hưởng đến tổng kim ngạch trong tháng.
![]() |
Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 5 đang tăng chậm. |
Theo bà Lê Hằng, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), về cơ cấu mặt hàng, nhóm tôm vẫn là điểm sáng khi đạt 363 triệu USD trong tháng 5, tăng mạnh 12,4% và chiếm hơn 42% tổng kim ngạch. Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt hơn 1,66 tỷ USD, tăng 28,3%, phản ánh xu hướng phục hồi rõ rệt của thị trường và nhu cầu tốt từ Mỹ, Nhật Bản và các nước CPTPP.
Trong khi đó, xuất khẩu cá tra lại giảm 17,3% trong tháng 5, chỉ đạt 138 triệu USD, mức sụt giảm mạnh nhất trong các nhóm chủ lực. Nguyên nhân chính đến từ việc các doanh nghiệp tạm thời điều chỉnh lịch xuất hàng sang Mỹ, thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất nhằm tránh mức thuế cao, đồng thời chủ động tái cơ cấu thị trường.
Một số doanh nghiệp như Caseamex cho biết đang tích cực chuyển hướng sang thị trường EU và châu Á, nơi có yêu cầu kỹ thuật cao nhưng ít rủi ro về thuế quan.
Ngoài ra, xuất khẩu cá ngừ cũng giảm 23,2% trong tháng 5, đạt 65 triệu USD cho thấy khó khăn từ chi phí logistics và cạnh tranh với các nguồn cung thay thế từ Mỹ Latinh.
Lối thoát trong bối cảnh rủi ro thương mại gia tăng
Trước bất ổn từ chính sách thuế Mỹ, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã xác định lại chiến lược thị trường theo hướng đa dạng hóa và tăng cường chế biến sâu. Xuất khẩu sang các thị trường CPTPP như Nhật Bản, Canada, Mexico tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, đạt 224 triệu USD trong tháng 5 (tăng 7,9%) và hơn 1,15 tỷ USD trong 5 tháng (tăng 24,3%).
Thị trường Trung Quốc và Hong Kong cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng, đạt gần 185 triệu USD trong tháng 5 và hơn 900 triệu USD trong 5 tháng, tăng lần lượt 22,3% và 48,6%.
Bà Lê Hằng nhận định, đây là tín hiệu tích cực cho nỗ lực tái cấu trúc thị trường. Hiện nhiều doanh nghiệp thủy sản đang tích cực triển khai các dòng sản phẩm chế biến sâu như cá viên, cá tẩm gia vị, cá hộp, collagen từ phụ phẩm nhằm thâm nhập thị trường ngách và đáp ứng xu hướng tiêu dùng tiện lợi, đặc biệt tại các đô thị lớn ở châu Á.
Từ nay đến tháng 7, thời điểm Mỹ sẽ quyết định mức thuế chính thức áp với một số sản phẩm từ Việt Nam, dự kiến hoạt động xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục thận trọng.
“Các doanh nghiệp cần tính toán thời điểm giao hàng hợp lý để vừa tránh rủi ro về thuế, vừa không mất đơn hàng. Trong kịch bản thuế vẫn ở mức 10%, ngành có thể duy trì xuất khẩu ổn định. Tuy nhiên, nếu mức thuế 46% được áp dụng, hoạt động xuất khẩu sẽ sụt giảm đáng kể và buộc phải tái cơ cấu thị trường quyết liệt hơn”, bà Hằng chia sẻ.
Về dài hạn, ngành cần tranh thủ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, UKVFTA để mở rộng thị trường, đồng thời nâng cấp hạ tầng, giảm chi phí logistics và tăng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Đại diện VASEP kiến nghị Chính phủ cũng cần có chính sách tín dụng, hỗ trợ vùng nuôi và đầu tư chế biến để tăng năng lực cạnh tranh toàn ngành.

-
“Mách nước” doanh nghiệp Việt xuất hàng sang Mỹ -
Chống hàng giả, hàng lậu: Kiểm tra diện rộng các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, nguy cơ bị làm giả cao -
Chanh dây được kỳ vọng sớm tiến vào nhóm trái cây tỷ USD -
Loại quả chua mang kỳ vọng tỷ đô cho nông sản Việt -
Tìm giải pháp đưa chuối, dứa, dừa, chanh leo vào nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD -
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, nâng cao vị thế cho nông dân Thủ đô -
Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi - Cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo