Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Xuất khẩu trên 100 triệu USD, dệt may Việt Nam còn dư địa khai thác thị trường Mexico
Thế Hoàng - 24/04/2019 16:13
 
Trong số các nhóm hàng xuất khẩu có cơ hội tăng trưởng mạnh sang Mexico có dệt may, thủy sản và gạo, thì với dệt may, Mexico sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16.
Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Bangladesh, Ấn Độ.
Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Bangladesh, Ấn Độ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2019.

Việc ban hành Thông tư nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong CPTPP và 02 Thư song phương giữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP.

Thông tư bao gồm 5 Chương với 12 Điều, quy định ưu đãi thuế theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mexicotheo CPTPP, nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan và giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.

Để thực việc cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may theo CPTPP, việc cấp Chứng thư xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP được quy định tại Điều 6 dự thảo Thông tư như sau:

Cấp Chứng thư xuất khẩu tự động cho thương nhân theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử và theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi hạn ngạch thuế quan được cấp hết. 

Cấp Chứng thư xuất khẩu khi thương nhân đã xuất khẩu lô hàng. Theo cơ chế này thương nhân phải thường xuyên theo dõi cấp hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu. 

Ngoài ra, Thông tư quy định thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP (bao gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin với Bộ Công Thương để thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.

Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), với 11 nước thành viên, CPTPP là Hiệp định quan trọng, mang tới nhiều cơ hội cho Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu giảm sút, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng. Trong số các quốc gia tham gia CPTPP, có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ bao gồm: Canada, Chile, Mexico và Peru.

Trong số này, có tới 3 nước mà Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Canada (94%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%).

Trong số các nhóm hàng xuất khẩu có cơ hội tăng trưởng mạnh sang Mexico có dệt may, thủy sản và gạo, thì với dệt may, Mexico sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16.

Những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Bangladesh, Ấn Độ.

Kể từ sau khi trở thành thành viên của Hiệp định CPTPP, nhiều nhà nhập khẩu mới của Mexico quan tâm tìm hiểu nhà cung cấp của Việt Nam. Đây là một cơ hội để gia tăng thị phần tại thị trường này.

Cần nhấn mạnh hàng năm Mexico nhập khẩu khoảng 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1 tỷ USD hàng giày dép

Mexico là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại Mỹ Latinh sau Brazil và Argentina. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may.

[Infographic] Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 40 tỷ USD
Tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, năm 2019, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 40 tỷ USD.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư