
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
![]() |
Giá xuất khẩu xi măng, cliker của Việt Nam xoay quanh ngưỡng dưới 40 USD/tấn. |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021 cả nước xuất khẩu 14,94 triệu tấn xi măng và clinker, đạt kim ngạch 562,64 triệu USD, giá trung bình 37,7 USD/tấn, tăng trên 42% cả về khối lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, giá chỉ tăng nhẹ 0,2%.
Riêng xuất khẩu xi măng và clinker trong tháng 4/2021 đạt 4,31 triệu tấn, tương đương 170,56 triệu USD, giá trung bình 39,6 USD/tấn, giảm 7,6% về lượng, giảm 2,9% về kim ngạch nhưng tăng 5,1% về giá so với tháng 3/2021.
Tạm tính 5 tháng đầu năm, đã có khoảng 18 triệu tấn xi măng, clinker được xuất bán, trị giá ước đạt trên 700 triệu USD.
![]() |
Bảng biểu xuất khẩu xi măng sang các thị trường trong 4 tháng 2021. |
Trung Quốc tiếp tục thị trường tiêu thụ nhiều nhất xi măng và clinker của Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc đạt 7,38 triệu tấn, tương đương 257,93 triệu USD, chiếm 49,4% trong tổng lượng và chiếm 45,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá xuất khẩu sang thị trường này đạt trung bình 35 USD/tấn.
Xi măng xuất khẩu sang Philippines, thị trường lớn thứ 2, đạt 2,51 triệu tấn, tương đương 111,7 triệu USD, giá 44,5 USD/tấn, tăng mạnh 57,3% về lượng, tăng 47,3% kim ngạch, nhưng giảm 6,4% về giá, chiếm 16,8% trong tổng lượng và chiếm 19,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước.
Xi măng xuất khẩu sang Bangladesh, thị trường lớn thứ 3 chiếm 12,5% trong tổng lượng và chiếm 11,2% trong tổng kim ngạch xi măng và clinker xuất khẩu của cả nước, đạt 1,87 triệu tấn, tương đương 63,06 triệu USD, tăng mạnh 38% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này chỉ tăng nhẹ 0,9%, đạt trung bình 33,8 USD/tấn.
Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu xi măng và cliker sang tất cả các thị trường chủ đạo đều tăng trưởng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Với quy mô công suất vượt 100 triệu tấn và khả năng sản xuất còn lớn hơn, ngành xi măng Việt Nam được coi là có quy mô và sức ảnh hưởng đáng kể tới các thị trường trong khu vực. Trên toàn cầu, Việt Nam đang xếp thứ 5 về năng lực sản xuất xi măng, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga.
Năm 2020, thị trường trong nước tiêu thụ 62,12 triệu tấn sản phẩm, kênh xuất khẩu tiêu thụ 38,02 triệu tấn, đánh dấu là năm có sản lượng xi măng, clinker xuất khẩu kỷ lục từ trước tới nay.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4