Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Xuất nhập khẩu của Singapore sụt giảm mạnh
Thế Hoàng - 23/08/2023 13:58
 
Xuất nhập khẩu giữa Singapore với 13/15 đối tác lớn nhất (chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới) tăng trưởng âm, trong đó, với UAE giảm 29,87%, Hong Kong giảm 25,57%..
Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam-Singapore cũng bị suy giảm theo đà sụt giảm chung của thương mại toàn cầu.
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Singapore 7 tháng 2023 đạt 16,8 tỷ SGD, giảm 9,5% so với cùng kỳ.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Singapore 7 tháng năm 2023.

Theo đà suy giảm chung của thương mại toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Singapore cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

Trong tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 99 tỷ SGD, giảm 20,83% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu hơn 52,34 tỷ SGD, giảm 18,37% và nhập khẩu hơn 46,7 tỷ SGD, giảm 23,42%.

Kim ngạch hàng xuất khẩu hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 22,46 tỷ SGD, giảm 27,5% và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt gần 29,89 tỷ SGD, giảm 9,79%, chiếm lần lượt 42,91% và 57,09% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore.

Lũy kế 7 tháng 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore đạt gần 687,5 tỷ SGD, giảm 14,69% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu hơn 364,4 tỷ SGD, giảm 12,9% và nhập khẩu 323 tỷ SGD, giảm 16,63%.

Xuất nhập khẩu giữa Singapore với 13/15 đối tác lớn nhất (chiếm khoảng 79,76tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới) tăng trưởng âmmột số đối tác có mức giảm khá lớn như UAE (giảm 29,87%), Hong Kong (giảm 25,57%), Đài Loan (giảm 27,40%)…

Trung Quốc, Mỹ và Malaysia tiếp tục là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 92,29 tỷ SGD, 74,1 tỷ SGD và 71,93 tỷ SGD.

7 tháng 2023, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 16,8 tỷ SGD, giảm 9,41%.


Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore 
7 tháng 2023

(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)

STT

Kim ngạch

7T/2022

7T/2023

Tăng, giảm (%)

 

1

Xuất nhập khẩu

18,551,213

16,804,744

-9.41

 

2

Xuất khẩu

4,712,244

3,705,761

-21.36

 

3

Nhập khẩu

13,838,969

13,098,983

-5.35

 

4

+ Hàng có xuất xứ từ Singapore

4,263,728

3,909,333

-8.31

 

5

 + Hàng tái xuất từ nước thứ ba

9,575,241

9,189,650

-4.03

 

Các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore. 3/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore vẫn giữ mức tăng trưởng dương nhưng ở mức thấp.

Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ lần lượt đạt kim ngạch 48,31 tỷ SGD (giảm 8,06%), 35,88 tỷ SGD (giảm 25,17%), và 35,7 tỷ SGD (giảm 0,49%). 

Ở chiều nhập khẩu, 7 tháng qua, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia...

Việt Nam hiện đứng thứ 21 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore.

17/21 đối tác nhập khẩu của Singapore có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng âm, một số đối tác có mức giảm cao như Philippines (giảm 49,29%), UAE (giảm 38,14%), Đài Loan (giảm 29,32%)...

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch hơn 43,97 tỷ SGD, giảm 8,28%. Tiếp theo sau là Mỹ (thứ 2) và Malaysia (thứ 3), với kim ngạch lần lượt là 38,4 tỷ SGD (giảm 5,27%) và 37,34 tỷ SGD (giảm 21,87%).

Thương vụ Việt Nam tại Singapore đánh giá, thương mại 7 tháng qua của Singapore với thế giới vẫn chưa có sự cải thiện, xuất nhập khẩu tiếp tục sụt giảm 2 chữ số.

Ngày 11/8/2023 vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã chính thức hạ dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của nước này xuống mức 0,5 – 1,5% (so với dự báo cũ là 0,5 – 2,5%).

Nguyên nhân được MTI đưa ra là nền kinh tế Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn đáng kể trong những tháng còn lại do lãi suất cao và thị trường lao động ảm đạm khiến mức tiêu dùng hạ thấp.

Trong khi đó kinh tế Trung Quốc sau đại dịch không phục hồi mạnh như dự báo do vấn đề của thị trường bất động sản và nhu cầu bên ngoài thấp. Các nhân tố này đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực tăng trưởng của kinh tế Singapore.

Mặc dù các chỉ tiêu về kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Singapore vẫn ở mức âm, tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện một số tín hiệu tích cực. Cụ thể, xuất khẩu của tháng sau so với tháng liền kề trước đó đã được cải thiện nhẹ ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư