
-
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
-
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ
-
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học
-
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc
-
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
Số liệu ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 97,78 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 69,26 tỷ USD, tăng 20,6% và chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Còn nếu tính cả dầu thô, con số này là 70,82 tỷ USD, tăng 20%. Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực trong nước ước đạt 26,96 tỷ USD, tăng 13,8%.
![]() |
. |
Lý giải về sự tăng trưởng mạnh của kim ngạch xuất khẩu này, ngoài yếu tố lượng tăng, thì có một nguyên nhân quan trọng khác, đó là nhiều mặt hàng xuất khẩu có mức giá tăng so với cùng kỳ. Chẳng hạn, giá xuất khẩu than đá, cao su, xăng dầu, cà phê, dầu thô, hạt điều, sắt thép…
Một thông tin cũng rất đáng chú ý, đó là trong nữa đầu năm, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng nổi trợi, lên tới 42,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường này (ước 6 tháng đạt 16,8%). Do vậy, thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quớc đã có sự cải thiện đáng kể.
Thậm chí, không chỉ với Trung Quốc, xuất khẩu từ Việt Nam sang 9 quốc gia thành viên ASEAN khác cũng có sự cải thiện đáng kể, tất cả đều đạt mức tăng trưởng xuất khẩu dương.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ước đạt 100,47 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỷ USD tăng 28,3% và chiếm 60,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Nhập khẩu của khu vực trong nước ước đạt 39,88 tỷ USD, tăng 18,2%.
Với kết quả này, chỉ trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã lên tới gần 200 tỷ USD. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng lớn.
Tuy nhiên, do vẫn phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào, nên 6 tháng qua, cả nước nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD, chiếm 2,75% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, khu vực FDI, không kể dầu thô thì xuất siêu khoảng 8,66 tỷ USD, kể cả dầu thô thì xuất siêu 10,22 tỷ USD. Ngược lại, khu vực trong nước ước nhập siêu 12,92 tỷ USD.

-
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi -
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc -
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa -
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính -
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội -
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai