Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Xuất nhập khẩu với châu Á đạt hơn 313 tỷ USD, nhập siêu lại nới rộng
Thế Hải - 26/10/2021 09:15
 
Khu vực châu Á là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ, nhập siêu hơn 82 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vưc châu Á đã vượt 313 tỷ USD sau 9 tháng, tăng gần 26% so với cùng kỳ.
Xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vưc châu Á đã vượt 313 tỷ USD sau 9 tháng, tăng gần 26% so với cùng kỳ.

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực châu Á vẫn ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục sau chặng đường 9 tháng, dù chịu không ít ảnh hưởng của gián đoạn chuỗi cung ứng và khó khăn do vận chuyển bởi đại dịch Covid-19 kéo dài suốt nhiều tháng qua.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, khu vực châu Á là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này lượng hàng hóa trị giá 115,03 tỷ USD, tăng 14% và nhập khẩu đạt 197,77 tỷ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập siêu từ khu vực châu Á sau 9 tháng là 82,47 tỷ USD, vượt mức nhập siêu của cả năm 2020 từ khu vực thị trường này hơn 10 tỷ USD.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Á đạt 348,7 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 138,2 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2019, nhập khẩu từ châu Á đạt 210,5 tỷ uSD, tăng 4,4% so với năm 2019, nhập siêu 72,3 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2019. 

Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thị trường trong khu vực khá đa dạng. Trong đó, các nhóm hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam có thể kể đến như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép; dệt may; gạo; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng…

Giao dịch thương mại với thị trường Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong khu vực trong 9 tháng qua, với tổng thương mại 2 chiều đạt 119,5 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc đạt 56,39 tỷ USD, ASEAN  50,97 tỷ USD và Nhật Bản đạt 30,91 tỷ USD.

Như vậy, từ đầu năm tới nay, cán cân thương mại của nước ta với tất cả các thị trường trong khu vực châu Á đều đang nghiêng về nhập siêu khá lớn.

Ngoại trừ Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc nhiều năm nay ta vẫn nhập siêu do phụ thuộc một lượng lớn nguyên phụ liệu trong các ngành hàng xuất khẩu tỷ USD từ điện tử, hàng dệt may, giày dép...đến máy móc, thiết bị thì thời gian gần đây nhập siêu từ Nhật Bản đã nới rộng thêm, tăng lên mức 1,57 tỷ USD sau 9 tháng 2021, vượt mốc nhập siêu của cả năm 2020 với thị trường này 500 triệu USD.

Theo Bộ Công Thương, cán cân thương mại giữa Việt Nam và nhật Bản chuyển từ trạng thái xuất siêu năm 2019 (xuất siêu 793 triệu USD) sang nhập siêu năm 2020 (nhập siêu 1,06 tỷ USD).

Hai năm thực thi CPTPP: Xuất khẩu bật tăng ở khu vực châu Mỹ
Các nhóm hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu khả quan là nhóm điện thoại, máy móc thiết bị và phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ, đồ chơi dụng cụ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư