
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước tính đến 15/7 đạt 403 tỷ USD. |
Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 403 tỷ USD.
Riêng 15 ngày đầu tháng 7, xuất khẩu đạt gần 14,3 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/7 đạt 201 tỷ USD.
Các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, đạt 1 tỷ USD trở lên trong nửa tháng qua có: điện thoại và linh kiện đạt 1,86 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,84 tỷ USD; dệt may đạt gần 1,8 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,66 tỷ USD; giày dép đạt 1,09 tỷ USD.
Nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như: gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép…
Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 7 đạt 16,3 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/7 đạt 202 tỷ USD. Hai nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong nửa đầu tháng 7 là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,84 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,1 tỷ USD.
Các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA... để thúc đẩy xuất khẩu.
Xuất khẩu tăng đều ở các nhóm hàng, trong đó, nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng cao nhất (tăng 53,8%), do giá xuất khẩu của các mặt hàng (xăng dầu, dầu thô, than đá, khoáng sản) tăng cao, trong khi lượng xuất khẩu so với cùng kỳ giảm.
Nhóm nông, lâm thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo đều tăng cao ở mức trên 17%, trong đó, tập trung ở các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các FTA như: dệt may, da giày, thủy sản… và nhóm các mặt hàng tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu như: hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón...
Dự báo, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước năm 2022 sẽ vượt 700 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sẽ tiến gần mốc 400 tỷ USD.
Bộ Công thương cho biết, để đat mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 8% trong năm nay, cán cân thương mại duy trì trạng thái xuất siêu, Bộ đang đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới.
Chỉ đạo các địa phương xây dựng phát triển thương hiệu đối với các mặt hàng có thế mạnh, xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc bảo đảm chất lượng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của các nước, tận dụng tốt các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuân thủ hướng dẫn của các Bộ, ngành triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch có lộ trình khi được Chính phủ thông qua.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower