
-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu
-
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng
-
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm
-
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất
-
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu -
Trang mới của FPT Telecom
Theo công văn 9901/BTC-TCT, 600 doanh nghiệp được công khai trên cả nước là là những đơn vị có số tiền thuế nợ lớn nhất trên địa bàn và có các khoản tiền thuế nợ đã quá 121 ngày.
Theo khẳng định của ngành tài chính, với những doanh nghiệp này, cơ quan thuế đã dùng nhiều biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, phạt vi phạm hành chính, chậm nộp nhưng vẫn chưa thực hiện.
Công văn cũng nêu rõ, để đảm bảo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính yêu cầu các cục thuế địa phương thực hiện công khai thông tin về các doanh nghiệp nợ thuế trên phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị địa phương ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế.
Biện pháp cụ thể được văn bản ngành tài chính nhắc tới là trích tiền từ tài khoản của đối tượng, yêu cầu phong tỏa tài khoản hoặc thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo đúng quy định của Luật quản lý thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách.
Trong danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế ở 63 tỉnh, số lượng doanh nghiệp được thống kê ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 2/3 với tổng số 400 doanh nghiệp trong đó mỗi nơi có 200 doanh nghiệp.
Với Hà Nội, đây phần lớn là những cái tên đã được Cục thuế thành phố Hà Nội công bố trước đó với tổng số tiền nợ của 200 doanh nghiệp là gần 4.672 tỷ đồng.
Trong số này, đứng đầu danh sách nợ là Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long với số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ thuế là trên 375 tỷ đồng. Vị trí thứ 2 trong số những cái tên được thống kê là Tổng Công ty Công Nghiệp Tàu Thủy hiện còn nợ trên 133 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Delta, Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng – Công Ty trách nhiệm hữu hạn tột thành viên, Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội,… cũng đang có số nợ lên tới vài chục tỷ đồng.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số nợ của 200 doanh nghiệp là trên 3.517 tỷ đồng. Theo thống kê tại thành phố này, Công ty cổ phần bất động sản Tiến Phước là cái tên đứng đầu danh sách "đen" với hơn 57,4 tỷ đồng nợ thuế./.

-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu
-
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng
-
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm
-
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất
-
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu -
Trang mới của FPT Telecom -
Triển khai chính sách ưu đãi về thuế mới cho ô tô điện và một số mặt hàng -
Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, phát triển nhanh, bền vững -
Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại Hội nghị Phát triển châu Á 2025 -
Cục Hải quan phản hồi Bộ Công thương về phân loại kính nổi không màu -
Nghịch lý doanh nghiệp ngành sản xuất săm lốp
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One