
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
![]() |
Bộ Thông tin - truyền thông đang tích cực tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ dòng tiền quảng cáo, quản lý hoạt động quảng cáo trên Youtube và Google. |
Doanh nghiệp bức xúc
Trong tháng 6/2019, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã 3 lần gửi thông báo tới hơn 100 doanh nghiệp, nhãn hàng Việt Nam để cảnh báo về việc nhãn hàng, thương hiệu của họ xuất hiện quảng cáo trong các clip có nội dung độc hại trên Youtube. Một trong những biện pháp mà đơn vị này đề ra là yêu cầu các doanh nghiệp, nhãn hàng Việt dừng quảng cáo, ngừng chi tiền quảng cáo cho Youtube.
Giải pháp của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp Việt. Theo đó, VNG cho biết, đã tạm dừng quảng cáo sản phẩm PUBG Mobile trên hệ thống Google. VNG cũng yêu cầu Google không được hiển thị quảng cáo sản phẩm của VNG trên các kênh xấu độc và sẽ dừng quảng cáo toàn bộ sản phẩm nếu Google tái diễn vi phạm.
Samsung Việt Nam cũng ngừng quảng cáo 2 sản phẩm trên Youtube. “Là thương hiệu toàn cầu, đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, chúng tôi luôn xác định mọi hoạt động phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại, nên xảy ra sự cố này là điều không mong muốn”, ông Nguyễn Trí Thông, Giám đốc Truyền thông của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (Savina) khẳng định.
Theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, ngay sau khi nhận được cảnh báo nêu trên, doanh nghiệp đã yêu cầu đối tác quảng cáo Youtube có biện pháp xử lý, rà soát lại các kênh đang hoạt động để không lặp lại tình trạng tương tự. Còn Yamaha Việt Nam khẳng định, doanh nghiệp đã yêu cầu đối tác phải dừng việc quảng cáo trên clip xấu, độc hại.
Adayroi cho biết, đã chủ động rà soát và yêu cầu Google ngừng toàn bộ hiển thị quảng cáo của Adayroi trên những kênh vi phạm. “Để tránh hiển thị quảng cáo trên các trang có nội dung xấu, từ lâu chúng tôi đã chủ động xây dựng và cập nhật liên tục danh sách ‘loại trừ quảng cáo’ bao gồm hàng trăm link video, từ ngữ nhạy cảm, dạng nội dung nhạy cảm”, đại diện Adayroi cho biết.
Youtube sẽ mất rất nhiều, nếu không hợp tác
Đây không phải lần đầu tiên Youtube đối diện với “án phạt” của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2017, Youtube đã tổn thất nặng nề khi hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Ford Việt Nam, Vingroup..., tạm dừng quảng cáo trên Youtube.
Nhưng “cơn sóng cấm cửa” Youtube lần này còn mạnh mẽ hơn nhiều. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường ANTS, năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD. Trong đó, quảng cáo chi cho Facebook chiếm đến 235 triệu USD, Google chiếm 152,1 triệu USD. Như vậy, việc doanh nghiệp Việt ngưng quảng cáo sẽ giáng một đòn mạnh mẽ vào túi tiền của Google.
Google đã gửi văn bản tới Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Youtube có 4 công ty mạng lưới đa kênh (MCN) tại Việt Nam là Yeah1, POPS, METUB, Điền Quân. Các công ty này quản lý khoảng 6.000 kênh Youtube tiếng Việt. Google khẳng định, Youtube phát hiện rất nhiều vi phạm đến từ Việt Nam, được làm ra bởi các nhà sáng tạo nội dung Việt. Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của cơ quan quản lý Việt Nam.
Theo rà soát của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Youtube đang trực tiếp quản lý khoảng 130.000 kênh video tiếng Việt. Các sai phạm trên Youtube chủ yếu đến từ các nhóm kênh này. Dù Google đã tích cực hợp tác, nhưng trong số hơn 55.000 clip và video có nội dung vi phạm pháp luật, việc gỡ bỏ 8.000 video xấu độc được coi là chưa thấm tháp vào đâu.
Được biết, Bộ Thông tin - truyền thông đang tích cực tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý chặt chẽ dòng tiền quảng cáo, quản lý hoạt động quảng cáo trên Youtube và Google.
Yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới tuân thủ luật pháp Việt Nam - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Việt Nam không chào đón các doanh nghiệp xuyên biên giới không tuân thủ luật pháp Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ sử dụng các biện pháp pháp lý, biện pháp kinh tế, biện pháp kỹ thuật để yêu cầu các bạn tuân thủ luật pháp Việt Nam.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower