-
TKV tập trung nâng công suất các mỏ than, năm 2025 dự kiến xuất khẩu 2 triệu tấn -
Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng -
Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027 -
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”
Xây dựng Nghị quyết về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ có bước thay đổi rất lớn. |
Nếu được chấp nhận, môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ có bước thay đổi rất lớn, khi “phiên bản” thứ năm của nghị quyết được ban hành đều đặn từ năm 2014 đến nay chạm tới các chỉ số còn thấp điểm và thấp hạng, như khởi sự kinh doanh, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, giải quyết phá sản doanh nghiệp... “Phiên bản” này còn chạm tới các nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch và logistics để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đương nhiên, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi khi thời gian, thủ tục được rút ngắn, cùng với đó là chi phí tuân thủ giảm mạnh.
Đây là mục tiêu không dễ thực hiện, bởi cho tới thời điểm này, những kết quả đạt được theo Nghị quyết 19-2017 tuy thực sự lớn, nhưng chưa đủ.
Đơn cử, nhiều cam kết cắt giảm chi phí thông qua việc rà soát để cắt giảm, sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh, cải cách quản lý và kiểm tra chuyên ngành như yêu cầu của Nghị quyết 19-2017 chưa thực hiện được.
Điều đáng nói là nhiều bộ quản lý chuyên ngành vẫn ít coi trọng nội dung này. Những đơn vị tích cực được nhắc tới vẫn là các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, VCCI, Công thương hay các địa phương Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, mới đây có thêm Thanh Hoá, Điện Biên, Thừa Thiên Huế…
Trong khi đó, còn khoảng 10 địa phương báo cáo chung chung, không bám sát Nghị quyết hoặc không đánh giá kết quả (như Nghệ An, Bình Phước, Kiên Giang, Nam Định, Đăk Nông, Bạc Liêu, Hòa Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Cao Bằng, Quảng Bình). Đáng chú ý là Hưng Yên, Nam Định, Cao Bằng, Quảng Bình những năm qua không có sự quan tâm, cải thiện nào về xây dựng Chương trình Hành động cũng như báo cáo thực hiện Nghị quyết 19.
Kết quả là, chi phí kiểm tra chuyên ngành của một doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM vào khoảng 700 triệu đồng/tháng, tăng gần gấp rưỡi so với mức 300 triệu đồng/tháng của năm 2016 do áp dụng theo mức phí mới. Tổng các loại chi phí để hoàn tất thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một model tủ lạnh khoảng 70 triệu đồng (không bao gồm giá trị mẫu bị phá huỷ). Lô hàng gồm 6 máy xay thịt, để thực hiện thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế, doanh nghiệp phải thử nghiệm sản phẩm tại đơn vị được Bộ Y tế chỉ định với mức phí 22,9 triệu đồng. Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Tổng cục Thủy sản khoảng 40 – 50 triệu đồng cho lô hàng 60 - 70 tấn. Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Cục Chăn nuôi là 500.000 – 700.000 đồng/sản phẩm. Một lô hàng nhập khẩu thường gồm nhiều sản phẩm nên chi phí lên tới hàng chục triệu đồng...
Đáng quan tâm là tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan vẫn ở mức 30-35%, trong khi mục tiêu của Nghị quyết 19-2017 đặt ra là giảm xuống còn 15% vào năm 2017. Đây là khoảng cách rất lớn.
Như vậy, dư địa để cắt giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp còn rộng. Hiện tại, các giải pháp đã có khi hàng loạt yêu cầu rất cụ thể trong việc rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành được đặt ra. Một lần nữa, chìa khóa để thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh năm 2018 vẫn là trách nhiệm thực thi của từng cơ quan, từng địa phương. Rốt ráo thực thi trách nhiệm đó cũng chính là sự tuân thủ phương châm hành động gồm 10 chữ: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” trong năm 2018 mà Thủ tướng Chính phủ đã xác định.
-
TKV tập trung nâng công suất các mỏ than, năm 2025 dự kiến xuất khẩu 2 triệu tấn -
Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng -
Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027 -
Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày
-
Bổ sung quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo -
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số