-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan
![]() |
Việc giảm thuế tại Mỹ được xem là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu |
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cao hơn một phần nhờ quyết định giảm thuế của Tổng thống Donald Trump sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế số 1 thế giới này.
“Chúng tôi nghĩ, nền kinh tế Mỹ sẽ mạnh hơn trong vài năm tới. Môi trường kinh tế quốc tế sẽ bình thường hơn so với những gì chúng ta đã chứng kiến trong 10 năm qua”, ông Alvaro Pereira, nhà kinh tế cao cấp của OECD nhận định.
OECD dự báo, môi trường đầu tư kinh doanh trên thế giới đang phục hồi, tạo đà cho thương mại toàn cầu đạt mức tăng trưởng 5% trong năm nay. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu đang rất dễ bị tổn thương trước những căng thẳng thương mại sau khi Mỹ quyết định đánh thuế nhập khẩu thép và nhôm - một động thái sẽ dẫn đến hành động trả đũa từ phía các nước khác.
OECD dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,9% trong năm nay và 2,8% trong năm 2019, trong đó, việc giảm thuế đóng góp 0,5 - 0,75 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng đó.
Ông Pereira cho biết, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất 4 lần trong năm nay do lạm phát tăng. Trước đó, OECD dự báo, Fed sẽ tăng lãi suất 3 lần tăng năm nay.
Với việc giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay, OECD dự báo, Fed có thể tăng lãi suất lên tối đa 3,25% vào cuối năm 2019, từ mức 1,5% hiện nay.
Cũng theo báo cáo của OECD, nước Anh đang mất đi động lực tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có thể đạt 1,3% trong năm nay. Dẫu sao, mức này vẫn cao hơn so với dự báo đưa ra tháng 11/2017 là 1,2%, nhờ môi trường toàn cầu được cải thiện hơn.
Do nước Anh dự kiến rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong năm tới, nên kinh tế nước này trong năm 2019 được dự báo tăng trưởng ở mức 1,1% - không đổi so với dự báo trước của OECD.
OECD cho biết, lạm phát tăng sẽ làm giảm thu nhập thực tế của các hộ gia đình ở Anh, trong khi hoạt động đầu tư kinh doanh có nguy cơ chậm lại trước tương lai không rõ ràng trong quan hệ giữa Anh và EU.
Ngược lại, do kinh tế Pháp và Đức tăng trưởng khả quan hơn, nên OECD đã dự báo lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro, với mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay và 2,1% trong năm 2019, so với mức dự báo trước đó của OECD là 2,1% và 1,9%.
Chủ trương nới lỏng chính sách tài khóa tại Đức được xem là động lực thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro này đạt mức tăng trưởng 2,4% trong năm nay và 2,2% trong năm tới, tăng tương ứng 0,1 và 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước.
Trong khi đó, những cải cách về phúc lợi xã hội, thuế và việc làm của Tổng thống Emmanuel Macron sẽ giúp nước Pháp thu hẹp khoảng cách với Đức, với dự báo kinh tế tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 1,9% trong năm 2019.

-
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu? -
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi