
-
Đà Nẵng: Khánh thành trung tâm logistics hiện đại, tiên tiến nhất khu vực miền Trung
-
Đà Nẵng có ưu thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính
-
Sông Hàn, cực tăng trưởng mới cho Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực mới và cơ hội thu hút đầu tư
-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển
Được cấp chứng nhận đầu tư vào đúng ngày 20/4/2017 - ngày “chốt sổ” thống kê số liệu về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4 tháng đầu năm, Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, đã trở thành dự án tỷ USD thứ hai đăng ký đầu tư vào Việt Nam kể từ đầu năm tới nay. Dự án tỷ USD đầu tiên là của Samsung Display.
Với tổng vốn đầu tư 1,27 tỷ USD, Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PVGAS Việt Nam đầu tư, với mục tiêu xây dựng, vận hành đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn tại Kiên Giang.
![]() |
. |
Thêm dự án này, thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng lên 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số này, có 4,88 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới của 734 dự án; và có 4,36 tỷ USD của 345 lượt dự án tăng vốn đầu tư. Ngoài ra, còn có 1,35 tỷ USD của 1.687 lượt góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý, trong khi vốn FDI đăng ký mới giảm 4%, thì vốn tăng thêm lại tăng tới 241,8% so với cùng kỳ. Còn vốn góp mua cổ phần thì tăng 106,8%.
Và không nằm ngoài dự đoán, sau khi các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản bứt phá, Trung Quốc đã lùi xuống vị trí thứ tư trong “bảng tổng sắp” các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam trong những tháng đầu năm.
Tháng 4/2017, các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ đăng ký đầu tư thêm 79 triệu USD vào Việt Nam, nâng tổng vốn đăng ký lên 902 triệu USD.
Trong khi đó, Hàn Quốc vẫn giữ vững ngôi đầu, với tổng vốn đăng ký 4,05 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,85 tỷ USD, còn Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,1 tỷ USD. Chỉ với một dự án tỷ USD, Nhật Bản đã “trở lại” vị trí á quân mà họ lâu nay luôn nắm giữ.
Một điểm đáng chú ý trong kết quả thu hút FDI của Việt Nam từ đầu năm tới nay, đó là tốc độ tăng vốn giải ngân đã giảm đáng kể. 4 tháng, vốn FDI giải ngân chỉ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.
3 tháng đầu năm, tốc độ tăng vốn FDI giải ngân là 3,4%, và đây là con số đã được các chuyên gia cảnh báo, bởi đã chậm lại đáng kể so với tốc độ tăng vốn giải ngân những năm trước.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, lũy kế cho đến hết tháng 4/2017, Việt Nam đã thu hút được 302,64 tỷ USD vốn đăng ký. Trong khi đó, vốn thực hiện là 159,63 tỷ USD, bằng 52,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển -
Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới -
Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án -
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025 -
Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng -
Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế