Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Parkdale Gastonia USA quan tâm đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam
Thế Hải - 28/06/2016 19:07
 
Tập đoàn Parkdale Gastonia USA đã có buổi làm việc với Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), tìm hiểu về đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.

Buổi làm việc giữa Tập đoàn Parkdale Gastonia USA với đại diện Vinatex diễn ra sáng nay, 27/6/2016 tại Trụ sở Vinatex Hà Nội.

Có mặt tại buổi làm việc này, còn có đại diện của các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Parkdale Gastonia USA.

Ông Charles Heilig, Chủ tịch Tập đoàn Parkdale Gastonia USA cho biết, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, hiện đứng ở Top 5, và hiện có nhiều doanh nghiệp của Mỹ là đối tác nhập khẩu hàng dệt may, xơ sợi từ Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang nhập khẩu một số nguyên phụ liệu quan trọng phục vụ làm hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Parkdale Gastonia USA được thành lập từ năm 1916 và được biết đến là nhà sản xuất và cung cấp các loại sợi tốt nhất hàng đầu thế giới
Parkdale Gastonia USA tìm hiểu các thông tin về đầu tư lĩnh vực dệt may tại Việt Nam thông qua cuộc gặp với Tổng giám đốc Vinatex.

“Tập đoàn Parkdale Gastonia USA (Parkdale) rất coi trọng thị trường Việt Nam, bởi ngành dệt may Việt Nam càng phát triển, thì cơ hội giao thương với Parkdale càng được đẩy mạnh do nhiều loại nguyên phụ liệu trong nước chưa tự sản xuất được. Điều này sẽ có lợi hơn cho xuất khẩu Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực”, ông Charles Heilig nói.

Parkdale Gastonia USA được thành lập từ năm 1916 và được biết đến là nhà sản xuất và cung cấp các loại sợi hàng đầu thế giới. Tập đoàn cam kết đổi mới và cải tiến liên tục, thường xuyên cập nhật các công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực của máy móc thiết bị nhằm tạo ra các sản phẩm sợi độc đáo, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của từng khách hàng.

Theo Vinatex, để đón đầu cơ hội xuất khẩu và đầu tư khi TPP có hiệu lực, hiện đã có nhiều doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam đầu tư nhà máy cung cấp nguyên phụ liệu..

Trước đó, Kho ngoại quan đóng tại Khu công nghiệp Long Bình (Đồng Nai), chuyên cung cấp thuốc nhuộm và hóa chất trong ngành dệt may của Huntsman Textile Effects thuộc Tập đoàn Huntsman (Mỹ) đầu tư vào ngành phụ trợ dệt may Việt Nam đã được đưa vào hoạt động nhằm đón các cơ hội về thị trường khi nhu cầu sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm trong ngành này đang tăng rất cao tại Việt Nam.

Công ty Avery Dennison RBIS thuộc Tập đoàn Avery Dennison của Mỹ chuyên về tem nhãn mác, bao bì, phụ liệu trang trí cho ngành dệt may, da giày cũng đầu tư nhà máy tại Khu công nghiệp Long Hậu (tỉnh Long An) với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD nhằm cung cấp các giải pháp về nhãn mác, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Avery Dennison RBIS sẽ sản xuất mác quần áo cho những thương hiệu như Uniqlo hay North Face, Nike, Adidas…

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam, với giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt hơn 11,5 tỷ USD.

Dệt may Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư